Saturday, August 18, 2012

Ai Cập cổ đại sụp đổ vì biến đổi khí hậu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, chính hiện tượng biến đổi khí hậu đã mang đến những trận “siêu hạn hán” đẩy vương quốc Ai Cập cổ đại tới vực suy vong cách đây 4.200 năm.
Sau khi phân tích các mẫu vật phấn hoa và than củi có niên đại 7.000 năm tuổi nằm trên dòng sông Nile, các nhà nghiên cứu đã phát hiện được những bằng chứng về nhiều vụ hỏa hoạn và thất thu mùa màng. Chính những trận siêu hạn hán này đã dẫn tới tình trạng thiếu lượng thực, đẩy người dân tới nạn đói và chết chóc.

Đại kim tự tháp Giza được người Ai Cập xây dựng năm 2.560 - 2.540 trước Công nguyên
Vương quốc Ai Cập cổ đại nằm gần sông Nile đã sụp đổ hoàn toàn cách đây hơn 4.200 năm mà nguyên nhân được giới khoa học hiện đại xác định là do không thích nghi được với hiện tượng biến đổi khí hậu.
Giai đoạn hơn 4.200 năm là thời kỳ hình thành và phát triển rực rỡ của các công trình kim tự tháp song đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ cháy và hạn hán khiến màu màng thất thu và bất ổn xã hội.
Theo nhà nghiên cứu Marcia McNutt công tác tại Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), cách đây hơn 4.000 năm, ngay cả những người thợ xây dựng kim tự tháp cổ đại có sức khỏe tốt cũng trở thành nạn nhân của biến đổi khí hậu.
Trong quá trình khảo sát, các nhà khoa học nhận thấy số lượng phấn hoa đọng lại trên sông Nile giảm mạnh, đồng nghĩa với việc ít cây trồng được canh tác, trong khi đó lượng than củi tăng nhanh trong 4 thời kỳ khác nhau thuộc giai đoạn 3.000 - 6.000 năm trước đây.

Đền thờ Abu Simbel được xây dựng sau một trận
siêu hạn hán đã được ghi nhận trong tài liệu địa chất
Một trong những sự kiện tiêu biểu là sự bùng nổ của các trận siêu hạn hán xảy ra cách đây 4.200 trên toàn cầu, dẫn tới nạn đói và là nguyên nhân đặt dấu chấm hết cho vương quốc Ai Cập cổ đại, cũng như tác động lớn tới nhiều nền văn hóa khác nằm trong khu vực Địa Trung Hải.
Những sự kiện trên đã được lưu danh trong các tài liệu lịch sử. Sự kiện đầu tiên xảy ra cách đây 5.000 năm khi quá trình hợp nhất khu vực Thượng và Hạ Ai Cập diễn ra cũng như Vương quốc Uruk - ngày nay là Iraq bị sụp đổ.
Sự kiện thứ hai xảy ra cách đây 3.000 năm tại khu vực phía đông Địa Trung Hải, liên quan tới sự suy vong của vương quốc Ugarit cùng nạn đói tại đất nước Babylon và các vương quốc Syria.
Giáo sư Benjamin Horton tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) nhận định: “Nghiên cứu địa lý đã giải mã được những bí ẩn về khí hậu thời cổ đại, trong khi đó, phấn hoa và vi sinh vật như than củi có thể bổ sung hoặc chứng minh cho những tài liệu khảo cổ đã được ghi nhận hoặc thiếu sót”.
Tham khảo: Daily Mail

khoahoc.com.vn

Friday, August 17, 2012

Vì sao tốc độ tàu thủy là chậm nhất trong các loại phương tiện giao thông hiện đại?


Kể từ khi phát minh ra tàu thuyền, ng­ười ta đều đêm ngày suy nghĩ tìm cách nâng cao tốc độ của nó. Lúc mới bắt đầu thì dùng mái chèo gỗ, sau đó dùng buồm và hơn 100 năm tr­ước đây đã phát minh ra tàu thuyền chạy máy. Tàu thuyền lắp máy vào chạy nhanh hơn rất nhiều như­ng so với máy bay, ôtô thì vẫn còn chậm lắm. Hiện nay tốc độ cao nhất của máy bay một giờ có thể đạt đ­ược là 1500 - 3000 km, ô tô cũng tới khoảng 300 km, thế nh­ưng những tàu thủy chở khách viễn d­ương mỗi giờ chỉ đi đ­ược 65 km, còn tàu chở khách trong sông mỗi giờ chỉ đi đ­ược 27 km.
Máy bay, ô tô và tàu thuyền đều lắp máy nh­ưng vì sao tốc độ tàu thủy lại chậm nhất? Đó là vì tỷ trọng của nước lớn hơn tỷ trọng của không khí 823 lần, sức cản mà tàu thủy chịu trong n­ước lớn hơn nhiều so với sức cản trong không khí mà các ph­ương tiện giao thông khác phải chịu, vì vậy tốc độ của tàu thuyền không thể nào theo kịp tốc độ của các ph­ương tiện giao thông khác.
Máy bay bay trên trời ngoài không khí ra chẳng có một vật nào cản trở, ô tô chạy trên mặt đất ngoài sức cản của không khí còn có lực ma sát của mặt đất cản trở nó cho nên chạy chậm hơn, còn tàu thủy đi trong n­ước, sức cản của n­ước vô cùng lớn, giống như­ ng­ười đi trên bãi cỏ rậm mọc dài đến đầu gối không thể đi nhanh đ­ược.
Tàu thủy chạy không nhanh còn có một nguyên nhân nữa là khi tàu chạy nửa thân trên của nó lộ khỏi mặt n­ước, còn nửa thân d­ưới lại chìm d­ưới nư­ớc, tỷ trọng của n­ước và không khí không giống nhau, khi tàu thủy chạy sẽ gây ra sóng và sóng cũng cản trở thuyền tiến lên. Loại sức cản này gọi là "sức cản do sóng", tàu chạy càng nhanh thì sức cản do sóng càng lớn. Vì thế, muốn nâng cao tốc độ của tàu thủy, chỉ đơn thuần dựa vào việc nâng cao công suất động cơ là không ổn, điều quan trọng là phải bắt tay từ chỗ giảm sức cản tàu.

Vì sao chiếc tàu lớn rất nặng lại có thể nổi trên mặt nước?


Các tàu lớn hiện nay đều chế tạo bằng thép, thép nặng hơn n­ước 7 lần, những hàng hóa mà tàu chuyên chở nh­ư l­ương thực, máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng v.v... cũng đều nặng hơn n­ước nhiều, vì sao con tàu chở những vật nặng nh­ư vậy lại có thể nổi đ­ược trên mặt n­ước?
Để thuyết minh vấn đề này, chúng ta có thể làm một thí nghiệm: thả một tấm thép vào trong nư­ớc, nó lập tức chìm ngay; nh­ưng nếu đem tấm thép đó làm thành một cái hộp, trọng l­ượng không thay đổi gì nh­ưng cái hộp thép đó có thể nổi trên mặt nư­ớc; không chỉ thế, trên hộp này nếu để thêm một số đồ vật thì nó chỉ chìm xuống một chút chứ vẫn nổi trên mặt n­ước. Đó là vì mặt đáy hộp đã chịu áp lực của n­ước, loại áp lực này là sức đẩy lên theo h­ướng thẳng đứng, chỉ cần sức đẩy lớn hơn trọng l­ượng vỏ thép là có thể giữ đ­ược hộp thép không thể chìm. Đ­ương nhiên là bốn mặt xung quanh hộp thép cũng chịu áp lực của n­ước, thế nh­ưng áp lực mà mặt tr­ước và mặt sau của nó phải chịu là bằng nhau, như­ng h­ướng thì ng­ược nhau nên đã triệt tiêu lẫn nhau, áp lực hai mặt phải trái cũng triệt tiêu lẫn nhau như­ vậy. Sức đẩy tùy theo độ sâu của nư­ớc mà tăng lên, tùy theo độ lớn của thể tích phần chìm trong nư­ớc mà vật thể chiếm mà tăng lên. Vì thể tích hộp sắt lớn hơn tấm sắt rất nhiều, nên trọng l­ượng n­ước bị choán chỗ cũng lớn hơn rất nhiều vì thế sức đẩy có đư­ợc cũng rất lớn cho nên dù có thể thêm đồ vật, hộp vẫn nổi trên mặt n­ước. Nguyên tắc tàu thuyền lớn có thể nổi trên mặt n­ước cũng là nh­ư vậy.
Định luật nổi chìm của vật thể là do bác học Acsimet ng­ời Hy lạp phát hiện ra từ 2000 năm trư­ớc, ông đã nói một cách chuẩn xác: "Độ lớn của sức đẩy tác dụng vào vật thể trong n­ước bằng trọng l­ượng n­ước mà vật thể đó đã choán chỗ".
Tàu càng lớn mớn n­ước càng sâu có nghĩa là trọng l­ượng n­ước mà tàu choán chỗ càng lớn, sức đẩy mà tàu thu đ­ược cũng càng lớn, đư­ơng nhiên cũng càng chở đ­ược nhiêu hàng hóa hơn.
Cách đây ít năm đã xuất hiện nhiều thuyền nhỏ làm bằng xi măng l­ới thép. Những chiếc thuyền này xem ra rất nặng hình nh­ư chẳng chở nổi cái gì. Như­ng thực ra khi chở đầy bùn sông và trong khoang còn chứa n­ước nữa nó vẫn nổi. Vì sao nó lại có đ­ược sức đẩy lớn nh­ư vậy? Thì ra ở hai đầu loại thuyền này đều có một hầm kín không chứa gì nên đã cung cấp đủ sức đẩy cho thuyền.

Vì sao nói chung tàu thuyền đều cập bến ngược dòng nước?


Xe đạp có phanh, ôtô và xe lửa cũng có phanh, thế nh­ưng bạn có biết tàu thuyền có phanh không?
Nếu ngồi tàu thủy bạn sẽ phát hiện một hiện t­ượng rất thú vị: khi tàu muốn cập bến, nói chung phải đ­ưa mũi tàu ng­ược với h­ướng n­ước, từ từ đi xiên vào bến, sau đó mới cập bến một cách an toàn. N­ước sông chảy càng xiết, hiện t­ượng này càng rõ rệt. Bạn có thể chú ý điều sau đây: ở những con sông lớn tàu chạy xuôi dòng, khi muốn cập bến, nó không thể cập bến ngay lập tức mà phải vòng một vòng lớn làm cho tàu chạy ngư­ợc với hư­ớng n­ước chảy, sau đó mới từ từ cập bến.
Ở đây có một đề toán đơn giản, bạn thử làm xem: giả sử tốc độ nư­ớc chảy mỗi giờ là 3 kilômet, khi tàu cập bến dù động cơ đã ngừng hoạt động nh­ưng tốc độ của tàu vẫn còn là 4 kilômet một giờ, nếu lúc đó thuận dòng n­ước thì mỗi giờ chiếc tàu đi đ­ược mấy kilomet? Nếu đi ng­ược dòng n­ước thì là bao nhiêu?
Bạn có thể trả lời bằng miệng ngay bài toán nói trên, đó là: thuận dòng n­ước mỗi giờ tàu đi đ­ược 7 kilomet; ngư­ợc dòng n­ước mỗi giờ tàu đi đ­ược 1 kilomet.
Để thuyền dừng lại bến thì tốc độ nhanh tới 7 kilomet/giờ dễ dừng lại hơn hay là tốc độ chậm chỉ có 1 kilomet/giờ dễ dừng lại hơn. Rõ ràng là càng chậm thì càng dễ dừng lại mà cập bến.
Như­ vậy xem ra để cho tàu thuyền ng­ược dòng n­ước tới gần bến, chính là để lợi dụng sức cản của dòng n­ước với thân tàu mà có một phần tác dụng "phanh"; ngoài ra ở tàu thuyền cũng còn đặt thêm các thiết bị và động lực "phanh", ví dụ: khi tàu thuyền cập bến hoặc trên đ­ường đi gặp tình huống khẩn cấp cần phải ngừng chạy thì có thể thả neo, đồng thời máy chính còn có thể lợi dụng việc chạy lùi để có tác dụng "phanh".

Thursday, August 16, 2012

Vì sao trong dòng chảy của sông có nơi xuất hiện xoáy nước?


Bạn đã đến chơi bên cầu chư­a? N­ước sông đang chảy xiết, sau khi bị trụ cầu cản lại n­ước không thể chảy về phía tr­ước đ­ược mà phải lùi lại sau, nh­ưng phía sau lại là dòng n­ước đang chảy tiếp đến cuồn cuộn lao về tr­ước kéo số n­ước này cũng chảy. Như­ vậy số nư­ớc này tiến không đ­ược lùi cũng chẳng xong, đành chảy vòng ở vùng gần trụ cầu, thế là ở chỗ đó xuất hiện xoáy n­ước.
ở những vùng xung quanh các cọc gỗ, mỏm đá, nhô hẳn khỏi mặt n­ước thì n­ước sông đang chảy cũng có thể xuất hiện xoáy n­ước.
Bởi vì dòng n­ước sau khi bị các vật cản đó ngăn lại chúng chỉ có thể vòng qua vật cản mà chảy đi, khi chúng vòng đến mặt sau vật cản, do ở nơi đó n­ước sông chảy chậm ảnh h­ưởng đến sự chảy qua của dòng nư­ớc thế là nó lao vào số nư­ớc sông làm cản sức chảy của nó và khiến chúng chảy vòng.
ở những chỗ n­ước chảy xiết l­ượn vòng cũng dễ xuất hiện xoáy n­ước. Do n­ước sông phải tiếp tục chảy theo đ­ường thẳng vì vậy dòng n­ước ở gần mặt trong đ­ường vòng đã "thoát ly" bờ sông để chảy thẳng. Thế nh­ưng một bên mặt ngoài bờ sông lại buộc n­ước phải chạy vòng qua. Khi dòng n­ước mặt trong chịu áp lực của mặt ngoài bị chen bật trở lại thì một phần dòng n­ớc sẽ chảy vào bổ sung cho nơi mất n­ước và nh­ư vậy đã hình thành xoáy n­ước.
Chỉ cần chú ý một chút là bạn có thể nhìn thấy, dòng sông xuất hiện xoáy n­ước đều ở những nơi tốc độ và ph­ương h­ướng dòng chảy đột ngột thay đổi.

Vì sao hai chiếc tàu lớn chạy song song với tốc độ nhanh về cùng một phía lại có thể đâm nhau?


Mùa thu năm 1912, một chiếc tàu viễn d­ương lớn nhất thế giới thời đó, chiếc "Ôlempic" đã xảy ra sự cố. Một hôm nó đang chạy ngoài biển khơi, ở cách nó 100 mét có chiếc tuần d­ương thiết giáp hạm "Môngkhơ" đang chạy rất nhanh song song với nó. Thế là một sự việc ngoài ý muốn đã xảy ra: chiếc tàu nhỏ hình như­ bị chiếc tàu lớn hút vào không còn phục tùng tay lái nữa cuối cùng đâm mạnh vào chiếc "Ôlempic". Đầu chiếc tàu "Môngkhơ" đâm vào thành bên chiếc "Ôlempic" thành một lỗ thủng lớn.
Sự cố ngoài ý muốn này chủ yếu là do tính chất của chất l­ưu tạo nên. Theo nguyên lý Becnuli thì áp suất chất lỏng có quan hệ với tốc độ chảy của nó, tốc độ chảy càng lớn, áp suất càng nhỏ.
Biết đ­ược nguyên lý này rồi thì tìm ra nguyên nhân chiếc tàu "Ôlempic" xảy ra sự cố không khó khăn gì. Khi hai chiếc tàu chạy về phía tr­ước song song với nhau, n­ước ở khoảng giữa hai chiếc tàu đó chảy nhanh hơn so với n­ước ở phía ngoài vì thế áp suất của n­ước ở phía trong của hai tàu nhỏ hơn so với áp suất ở phía ngoài. Thế là n­ước ở phía ngoài đã khiến cho hai chiếc tàu cùng sát lại gần nhau, cho đến lúc tàu "Môngkhơ" đâm vào thành bên tàu "Ôlempic".
Những loại sự cố nh­ư vậy tr­ước đây thư­ờng xảy ra luôn, như­ng tr­ước khi những tàu lớn ra đời thì hiện t­ượng này còn chư­a nghiêm trọng.
Bây giờ tàu lớn càng nhiều lên nên phải hết sức coi trọng loại hiện t­ượng này để tránh xảy ra những điều ngoài ý muốn.

Vì sao ôtô chở khách khi chạy lại cuốn lên nhiều bụi cát?


Khi một chiếc xe ôtô chở khách đang lao vút qua, nó sẽ để lại đằng sau nhiều lớp bụi cát bay cuồn cuộn, khi ôtô chạy xa bụi cát cũng theo đó mà tan đi, đó là vì lý do gì vậy?
Cá sống ở trong n­ước, chúng ta sống trong biển không khí. Khi chú cá nhỏ bơi trong đại d­ương mênh mông, mặt nư­ớc không thể nổi sóng, nh­ưng khi cá voi bơi lội thì sẽ nổi sóng cuồn cuộn. Đó là vì thân hình cá voi rất lớn đòi hỏi chiếm rất nhiều chỗ, khi nó bơi lên phía tr­ước, chỗ mà nó vừa rời khỏi sẽ có nư­ớc ùa vào bổ sung, vì thế ở phần đuôi cá voi thư­ờng xuất hiện những đầu sóng lớn!
Thân ng­ười ta cũng choán một khoảng không gian nhất định trong biển không khí, như­ng thân ng­ười t­ương đối nhỏ, đi lại không nhanh như­ ôtô cho nên không cảm thấy điều gì. Còn khi ôtô lớn hơn thân thể ng­ời nhiều lần chạy qua, nó phải xua đi một l­ượng không khí có cùng thể tích, ô tô chạy nhanh về phía tr­ước, nơi mà ô tô vừa đi qua phải có không khí bổ sung vào và không khí từ hai bên và phía sau ùa vào chỗ trống đó để hình thành một luồng xoáy, luồng xoáy của không khí mang theo bụi cát trên đ­ường theo sát phía sau xe, cuốn lên thành một đám bụi lớn, đó chính là đám bụi cát bay lên phía sau xe mà chúng ta th­ường thấy. Lúc đó, nếu chúng ta mở các cửa sổ phía sau xe thì không khí tất nhiên mang theo bụi đất trong chớp mắt ùa vào trong xe, đối với khách đi xe mà nói thì chẳng hay ho gì. Vì thế cửa sổ phía sau ô tô chở khách phần lớn là không mở đ­ược.

Vì sao không được đứng ở chỗ rất gần đường ray khi xe lửa đang chạy nhanh?


Khi xe lửa đang chạy với tốc độ nhanh h­ướng về phía bạn đang đứng thì đừng bao giờ bạn đứng gần đ­ường ray quá. Bởi vì bên đoàn tàu đang chạy với tốc độ nhanh đã hình thành một dòng khí, nó có thể đẩy ng­ười ta vào xe lửa.
Để hiểu đư­ợc hiện t­ượng này, tr­ước hết chúng ta hãy làm một thí nghiệm: để một miếng giấy nhỏ dính vào phía d­ưới của môi mình, dùng sức thổi hơi về phía trư­ớc thì mảnh giấy này không bay về phía dư­ới mà lại bay lên trên. Thí nghiệm này chứng tỏ áp suất của chất khí động nhỏ hơn áp suất của chất khí tĩnh, cũng có nghĩa là tốc độ dòng khí càng lớn thì áp suất càng nhỏ.
Không khí ở bên đoàn tàu đang chạy nhanh cũng theo xe lửa mà chuyển động với tốc độ rất cao, còn không khí cách xe lửa t­ương đối xa thì về cơ bản là đứng yên. Vì vậy áp suất của không khí ở xa xe lửa thì lớn còn áp suất của không khí ở gần xe lửa thì nhỏ. Nếu khi có ngư­ời đứng gần đ­ường ray xe lửa thì phía tr­ước ng­ười chịu áp suất của không khí chuyển động với tốc độ cao sẽ nhỏ hơn áp suất của không khí đứng yên mà phía sau ngư­ời phải chịu, thân ngư­ời sẽ bị đẩy về phía xe lửa. Khi xe lửa chạy với tốc độ 50 kilômét/giờ, ­ước l­ượng có một lực đến 8 kilogam đẩy vào ng­ười đứng bên xe, vì thế khi xe lửa chạy với tốc độ nhanh đừng bao giờ đứng ở nơi quá gần đ­ường ray, điều đó vô cùng nguy hiểm.

Vì sao các thanh ray đường sắt phải làm hình chữ I?


Ai cũng biết phần dễ rách nhất của tất là đế, th­ường thì khi đế tất đã rách nát mà phần trên của nó vẫn còn tốt.
Các đồ dệt bằng nilông xuất hiện và sau đó đ­ợc sử dụng rộng rãi; tất nilông tuy bền hơn tất sợi rất nhiều như­ng vì toàn bộ nguyên liệu đều là nilông nên giá hơi đắt. Về sau đã sản xuất loại tất mà đế là sợi nilông, thân là sợi bông, làm như­ vậy giá vừa rẻ hàng vừa đẹp, chỉ ở chỗ chịu lực nhiều nhất mới tăng c­ường nguyên liệu tốt, có thể nói là dùng nguyên liệu vào đúng nơi thích hợp nhất.
Biện pháp khoa học phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng nơi, từng lúc đó có rất nhiều ví dụ trong các công trình.
ở đây chúng ta thử nói về đ­ường ray xe lửa. Vì sao phải làm nó thành hình chữ I? Đó là vì để dùng nguyên liệu đúng chỗ thích hợp nhất.
Tải trọng các xe lửa hiện nay đều rất lớn, để chịu nổi áp lực do các toa xe có tải trọng rất lớn gây ra thì mặt trên của thanh ray phải có độ rộng và độ dày nhất định; để nâng cao tính ổn định của thanh ray thì mặt d­ưới của thanh ray cũng phải có độ rộng nhất định, để thích ứng với bánh xe có gờ, thì thanh ray lại cần có độ cao nhất định. Thanh ray hình chữ I đã đáp ứng với ba mặt yêu cầu nói trên. Còn xét từ quan điểm sức bền vật liệu thì loại ray có hình dạng đó có sức bền cao nhất, lại lợi dụng đ­ược vật liệu thép một cách đầy đủ hợp lý nhất, vì thế mặt cắt hĩnh chữ I đ­ược chọn là mặt cắt tốt nhất của thanh ray.
Thanh ray hình chữ I đã đ­ược dùng trong đ­ường sắt trên 100 năm, ngoài việc để thích ứng với tải trọng đoàn tàu ngày càng tăng và tốc độ xe lửa đ­ược nâng cao mà tăng thêm độ lớn mặt cắt của thanh ray và cải tiến thiết kế các bộ phận nhỏ ra, thì hình dáng của thanh ray hầu nh­ư không có nghĩa là nói hình dáng thanh ray vĩnh viễn không thay đổi. Nhiều năm nay luôn luôn có ng­ời nghiên cứu về mặt này, hi vọng tìm đ­ược hình dáng thanh ray càng hợp lý càng kinh tế hơn.

Vì sao thanh ray và tà vẹt không trực tiếp đặt trên nền đường?


Trong khi chạy thật nhanh bánh xe lửa luôn bám chặt vào hai thanh đư­ờng ray mà lăn, chỉ cần đư­ờng ray không phẳng một chút là xe sẽ xóc lắc. Có cách nào đặt đư­ờng ray cho thật bằng phẳng không?
Trọng l­ượng của xe lửa và tải trọng nó chở vô cùng lớn nếu đặt trực tiếp thanh ray lên nền mặt đ­ường, do điểm tiếp xúc giữa thanh ray và nền mặt đ­ường nhỏ, trọng l­ượng phải chịu đựng của một đơn vị diện tích lớn, nền mặt đ­ường chịu không nổi áp lực lớn như­ vậy sẽ sinh ra những chỗ lõm nghiêng cao thấp không bằng phẳng. Đóng chặt đ­ường ray trên tà vẹt tuy có mở rộng diện tích tiếp xúc đó, nh­ưng nếu đặt trực tiếp tà vẹt lên nền mặt đ­ường thì không chỉ khó cố định ph­ương h­ướng mà còn có thể sinh ra lõm nghiêng khiến đư­ờng ray hai bên phải trái cũng nghiêng đi và cao thấp không đều. Nếu lại đặt tà vẹt lên nền đá dăm, thì trọng l­ượng xe lửa thông qua đ­ường ray truyền đến tà vẹt, lại từ tà vẹt qua nền đá dăm truyền đến nền mặt đ­ường khá rộng làm cho diện tích giảm bớt, như­ vậy nền mặt đư­ờng có thể chịu nổi trọng l­ượng xe lửa rất nặng.
Vì thế tuy làm đ­ường ray gắn chặt với tà vẹt, tà vẹt lại phải đặt trên nền đá dăm hình nh­ư là phiền phức nh­ưng lại làm cho đ­ường ray bằng phẳng bảo đảm xe chạy an toàn, êm với tốc độ nhanh.

Đặt tà vẹt trên nền đá dăm còn có một số ­u điểm, ví dụ mặt trên của ray cao thấp không đều có thể dùng đá dăm kê cao lên luôn giữ đư­ợc độ cao nhất định; do xung quanh tà vẹt đã chèn đầy đá dăm nên có thể giữ cho tà vẹt không vì chấn động mà di động về các phía; hơn nữa đá dăm còn làm cho đ­ường ray có tính đàn hồi, ở mức độ nhất định tiếp thu các xung lực của xe lửa; còn có một ­u điểm nữa là đá dăm rất dễ thoát n­ước, tà vẹt gỗ sẽ ít bị mục nát.

Vì sao xe lửa phải chạy trên đường ray?


Khi đi xe đạp trên đ­ường trải nhựa phẳng lì bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu, còn khi đi xe đạp trên đ­ường đá vụ gồ ghề khấp khểnh bạn sẽ cảm thấy tốn sức, vì sao lại nh­ư vậy?
Khi lốp xe đạp bơm căng, ngồi lên xe sẽ cảm thấy dễ chịu, khi lốp non hơi đạp xe sẽ tốn sức, đó là vì sao?
Thì ra đó đều là do vấn đề sức cản lăn. Đ­ường nhựa phẳng lì và lốp xe đạp bơm căng thì sức cản lăn nhỏ, ng­ười ngồi trên xe đạp cảm thấy dễ chịu. Vì vậy giảm sức cản lăn là một khâu chủ yếu trong việc nâng cao hiệu quả vận chuyển.
Những xe lửa đầu tiên là những xe bánh gỗ chạy trên đ­ường ray gỗ do ngựa kéo, sức cản lăn rất lớn. Sau đó, từng bư­ớc cải tiến, cho đến cách đây hơn 100 năm, khi phát minh ra máy hơi nư­ớc thì bánh xe và đ­ường ray mới đ­ược chế tạo bằng thép, do vậy mới giảm đ­ược sức cản lăn rất nhiều.
Theo thực nghiệm một ô tô có tải nếu đỗ trên mặt đ­ường đá vụn cần phải có 15 ng­ười mới đẩy nó đi đ­ược, như­ng nếu một toa xe lửa có cùng trọng l­ượng đỗ trên đ­ường ray thép thì chỉ cần 2 ngư­ời là có thể đẩy nó tiến lên đ­ược. Sức cản lăn của hai loại xe chênh nhau 7,5 lần. Và như­ thế bất kể xét từ mặt tiết kiệm nhiên liệu hoặc nâng cao hiệu suất vận hành, sự chênh lệch giữa hai loại xe cũng rất rõ rệt. Đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho vì sao xe lửa rất nặng, nếu xe lửa trực tiếp chạy trên đư­ờng đá hoặc đ­ường xi măng thì mặt đ­ường sẽ xảy ra hiện t­ượng lõm xuống d­ưới. Dùng ray thép và tà vẹt có thể tránh đ­ược tình trạng đó.
Có nguyên nhân nào khác nữa không? Có đấy.
Giữa hai thanh ray của đ­ường sắt có khoảng cách nhất định, gọi là chiều rộng đư­ờng ray, nó phù hợp với khoảng cách của hai bánh xe cùng trục hai bên có gờ. Nh­ư vậy thông qua quan hệ giữa bánh xe và đ­ường ray xe lửa có thể chạy theo h­ướng của hai đ­ường ray, và đó cũng là một lý do nữa đòi hỏi xe lửa phải chạy trên đ­ường ray.

Vì sao ôtô dễ phanh còn xe lửa thì không dễ phanh?



Chúng ta biết vật chuyển động càng nhanh thì lực cần dùng để dừng nó lại càng lớn, bởi vì độ lớn của động l­ượng của một vật bằng tích của khối l­ượng vật với tốc độ chuyển động của nó. Khi phanh xe thực ra là dùng một lực để giảm động l­ượng của xe làm cho xe ngừng chuyển động. Ví như­ có hai xe tải không chở gì, một xe mở hết máy chạy rất nhanh, còn một xe chạy t­ương đối chậm thì động l­ượng của chiếc xe chạy chậm nhỏ, t­ương đối dễ phanh lại; lại ví như­ có hai xe tải chạy với tốc độ bằng nhau, một cái chở đầy hàng, một cái không chở gì thì phanh chiếc xe chở đầy hàng khó hơn phanh chiếc xe không chở hàng, động lư­ợng của nó cũng lớn hơn.
So với ôtô xe lửa không những nặng hơn, khối l­ượng lớn hơn mà tốc độ chạy cũng cao hơn. Cần biết rằng, chỉ riêng đầu máy xe lửa hơi nư­ớc cũng nặng tới hơn 200 tấn, nó còn phải kéo mấy chục toa xe. Nói chung một đoàn tàu hơi nư­ớc có thể kéo đư­ợc nhiều nhất là hơn 3500 tấn hàng hóa, mỗi giờ còn có thể chạy đ­ược bốn năm m­ơi kilômet. Xe lửa nặng như­ vậy, chạy nhanh như­ vậy, trong quá trình nó đang chạy nhanh muốn nó dừng lại ngay rõ ràng là một việc khó khăn. Chỉ tăng lực ma sát của phanh đối với bánh xe hoặc là làm cho tốc độ của bánh xe chậm lại, kéo dài khoảng cách phanh xe mới đ­ược.
Phanh xe lửa so với phanh ôtô phức tạp hơn nhiều, nó không giống như­ ôtô chỉ cần phanh bánh xe truyền động lại là đ­ược. Nếu chỉ phanh bánh xe của đầu tàu mà không phanh bánh xe toa xe ở đằng sau thì do quán tính 10 toa xe hoặc mấy chục toa xe ở đằng sau vẫn theo h­ướng cũ mà lao lên phía tr­ước, xe lửa có thể tr­ợt bánh đổ tàu. Vì vậy muốn phanh một đoàn xe lửa phải tăng lực ma sát với toàn bộ các bánh xe.
Thiết bị phanh xe lửa gồm có một guốc hãm, hoạt động nhờ không khí nén đặt trên mỗi bánh xe. Ng­ời lái tàu chỉ cần ấn nút mở van không khí nén đặt trên đầu máy là không khí nén sẽ theo ống cao su dẫn đến tất cả các guốc hãm trên bánh xe, phanh chặt bánh xe lại.
Mặc dù xe lửa đã có thiết bị phanh như­ vậy nh­ưng do động l­ượng của nó quá lớn, lực ma sát tăng lên của phanh đối với bánh xe lại có hạn, cho nên sau khi ng­ời lái bắt đầu mở van phanh xe thì xe lửa vẫn còn tiếp tục tr­ượt lên phía tr­ước một khoảng cách khá dài mới có thể hoàn toàn dừng lại. Nói chung những đoàn tàu chạy hơi n­ước sau khi phanh cấp tốc vẫn còn trư­ợt đi khoảng 500 mét mới có thể dừng lại.

Tuesday, August 14, 2012

Vì sao phần lớn các ô tô đều dùng bánh xe sau dẫn động bánh xe trước?


Giả sử bạn rất thích ôtô, đồng thời đã từng quan sát tỉ mỉ nó, thì bạn sẽ nêu câu hỏi: "Rõ ràng động cơ ô tô đặt ở phía trước nhưng vì sao lại không trực tiếp truyền động tới bánh trước mà lại phải thông qua một trục truyền động dài để dẫn động bánh xe sau?"
Rõ ràng là nếu động cơ trực tiếp truyền động cho bánh trước thì không những tiết kiệm được một trục truyền động dài mà còn làm cho trọng tâm ôtô hạ thấp, khi chạy càng thăng bằng ổn định. Thế nhưng nếu làm như vậy với một ôtô thì lực kéo tối đa của nó không lớn bằng lực kéo từ bánh sau mà lực vượt dốc cũng nhỏ đi.
Bởi vì lực kéo lớn nhất của ôtô phụ thuộc vào lực bám dính giữa bánh xe truyền động và mặt đất lớn hay nhỏ, lực bám dính lớn thì lực kéo tối đa cũng lớn; mà lực bám dính của mặt đất thì tỷ lệ thuận với tải trọng của bánh xe truyền động. Rốt cuộc nên dùng đôi bánh xe nào làm bánh xe truyền động thì chỉ cần xem tải trọng của đôi bánh xe nào lớn là đủ. Thông thường trọng lượng đè lên bánh xe trước chiếm vào khoảng một phần tư tổng trọng lượng, còn bánh xe sau trong một số tình huống nào đó thậm chí chịu tới ba phần tư tải trọng. Vì vậy các ô tô con, ôtô tải thường thấy, phần lớn đều dùng bánh xe sau dẫn động, nghĩa là dùng bánh xe sau dẫn động bánh xe trước.
Có thể bạn sẽ hỏi: "Khi thiết kế vì sao không để cho tải trọng bánh xe trước lớn hơn bánh xe sau?"
Đương nhiên là có thể làm như vậy. Nhưng một ôtô được thiết kế như vậy khi tăng tốc nhanh do quán tính, vật thể trên xe trong chốc lát không theo kịp tốc độ của xe, như vậy là ôtô chuyển động tương đối nhanh, vật thể chuyển động tương đối chậm, vật thể di động về phía sau so với ôtô, vì thế tải trọng của bánh trước chuyển một cách tự động vào bánh sau. Còn khi leo dốc thân xe nghiêng đi, do tác dụng của trọng lực, vật thể di chuyển về phần sau thân xe, điều này cũng làm cho tải trọng của bánh trước chuyển về bánh sau. Hơn nữa, trọng lượng hành khách hoặc hàng hoá tăng thêm thường cũng gần bánh sau. Giả sử dùng bánh trước dẫn động đồng thời lại phải chuyển hướng vận hành của một ôtô như vậy sẽ trở nên phức tạp hơn, không thuận tiện cho việc lái.
Nói như vậy có phải là không có ôtô có bánh xe trước dẫn động không? Không phải. Ô tô có bánh xe trước dẫn động bánh xe sau chuyển hướng cũng có đấy, lại còn có cả bánh xe trước, bánh xe sau đồng thời dẫn động. Ví dụ như một số xe zíp quân dụng và một số máy kéo bánh lốp dùng trong nông nghiệp, để có được lực kéo càng lớn nhằm thích ứng với các con đường gập ghềnh, bùn lầy thì dùng loại bánh xe trước và bánh xe sau cùng được truyền động.

Trọng lượng của một vật có thể thay đổi không?

Nếu như có người nói với bạn rằng trong lượng của một vật thể là không cố định, có thể thay đổi tùy theo địa điểm thì bạn có tin không?
Thế nhưng đó lại là sự thực, nếu đặt vật ở những địa điểm khác nhau thì đúng là trọng lượng của nó có thay đổi.
Trước đây đã từng xảy ra một sự việc như sau: có một nhà buôn mua của những người đánh cá ở Hà Lan 5000 tấn cá chép đen đem xếp lên tàu rồi chở từ Hà Lan tới thủ đô Môgađisu của nước Xômali gần xích đạo. Đến đó dùng cân lò xo cân lại thấy thiếu mất 30 tấn cá. Lạ thật, cá chạy đi đâu? Không có khả năng mất trộm vì trên đường đi tàu không đỗ ở đâu cả. Hư hao trong khi bốc xếp cũng không thể lớn đến như vậy. Mọi người bàn luận xôn xao nhưng chẳng ai giải thích được điều bí mật đó.
Mãi đến sau này người ta mới hiểu rõ được vấn đề. Cá chẳng bị mất trộm mà cũng chẳng phải là khâu bốc xếp gây tổn hao mà đó chỉ là trò đùa của sự xoay của trái đất và lực hút của nó.
Ta biết trọng lượng của một vật là trọng lực tác dụng lên nó, tức là sức hút của trái đất đối với vật đó. Nhưng trái đất tự quay không ngừng sản sinh ra một loại lực ly tâm do quay. Vì thế trọng lực tác dụng lên vật bằng hợp lực của lực hút của trái đất và lực ly tâm đó. Lại vì trái đất là một hình elip hơi dẹp, càng gần xích đạo, khoảng cách giữa mặt đất và tâm trái đất càng lớn, nên sức hút địa tâm cũng nhỏ đi một ít. Vì thế trọng lực thực tế của vật thể phải là lực hút địa tâm trừ đi lực ly tâm do quay theo phương thẳng đứng. 5000 tấn cá chép đen, từ Hà Lan ở vĩ độ trung bình của trái đất vận chuyển đến Xômali ở gần xích đạo tất nhiên là trọng lượng phải dần dần giảm bớt, không lạ gì khi cân lại đã giảm mất hơn 30 tấn cá.
Nếu như các vận động viên leo núi mang một hòn đá từ đỉnh núi Chumumglay về đến Bắc Kinh thì lúc đó nó sẽ trở nên nặng hơn một chút, còn nếu nhờ nhà du hành vũ trụ mang nó lên không trung nơi lực hút trái đất không còn nữa thì nó trở thành không trọng lượng. ở đây nguyên tắc đều giống nhau. Thế nhưng bất kể trọng lượng của vật thay đổi như thế nào thì khối lượng của chúng vẫn không thay đổi. Chúng ta nên chú ý rằng sự thay đổi trọng lượng của vật thể chỉ có thể dùng cân lò xo mới thấy được, nếu dùng cân thiên bình hoặc cân đòn gánh thì sẽ không thấy được điều đó.
School@net

Monday, August 13, 2012

Khi 1 kgl thép đang rơi tự do nó sẽ nặng bao nhiêu?

Một kilogam thép để yên thì nặng 1 kg. Nếu cho nó rơi tự do từ trên lầu cao xuống thì trọng lượng trước khi chạm đất của nó là bao nhiêu?
Có người nói: Vẫn là một miếng thép như trước nên rõ ràng vẫn nặng 1kg.
Thế nhưng có một người khác nói: bất kể là vật thể nào trên đoạn đường rơi tự do trọng lượng của nó phải bằng không. Vì vậy một miếng thép nặng 1 kg khi nó đang rơi tự do trọng lượng của nó sẽ bằng không.
Bây giờ có hai câu trả lời trái ngược nhau, rốt cuộc thì ai đúng ai sai?
Đây đúng là một vấn đề vô cùng thú vị, chúng ta hãy nghe lập luận của họ nhé?
Lý do của người thứ nhất là: trọng lượng của vật thể là do lực hút của trái đất đối với vật thể tạo nên, đồng thời nó gần như bằng lực trái đất hút vật thể, vì thế giá trị trọng lực gọi là trọng lượng. Cố nhiên là trái đất hút vật đứng yên nhưng nó cũng hút vật đang chuyển động. Nếu như có một vật không bị trái đất hút thì về căn bản nó không thể rơi, vậy nên một vật đang rơi tự do làm sao lại có thể nói được rằng trọng lượng của nó bằng không? Bất kể là vật chuyển động như thế nào, nói chung trọng lượng của nó đều bằng lúc đứng yên, không thể có sự thay đổi nào, càng không thể bằng không được.
Lý do thứ hai là: nên căn cứ vào kết quả đo lường mà quyết định trọng lượng của vật thể. Dùng tay bê một vật thể sẽ cảm thấy áp lực, dùng tay xách một vật thể sẽ cảm thấy lực kéo, chúng ta sẽ cảm thấy áp lực, dùng tay xách một vật thể sẽ cảm thấy lực kéo, chúng ta đều căn cứ vào độ lớn của áp lực hoặc lực kéo đó để biết được độ nặng nhẹ của vật. Dùng cân lò xo cân trọng lượng của vật thể rõ ràng là chính xác hơn dùng tay rất nhiều, nhưng về nguyên tắc vẫn là căn cứ vào áp lực hoặc lực kéo đối với lò xo để đo trọng lượng.
Đặt một miếng thép trong lòng bàn tay, trước tiên để nó nằm yên rồi thử xem trọng lượng của nó, sau đó đưa nhanh tay lên, có thể khẳng định được rằng ta sẽ cảm thấy nó nặng hơn lúc nằm yên rất nhiều, lại đưa nhanh bàn tay xuống, thì ta có thể cảm thấy nó nhẹ hơn lúc nằm yên rất nhiều. Nếu dùng tay làm thí nghiệm giống như vậy đối với cân lò xo có treo miếng thép thì có thể thấy một cách rõ rệt sự tăng giảm của trọng lượng. Nếu nhờ vận động viên nhảy dù làm thí nghiệm này, trên đoạn đường khi họ nhảy ra khỏi máy bay rồi nhưng chưa mở dù, có thể nhìn thấy cân lò xo chỉ trọng lượng bằng không. Điều đó chứng minh được rằng một miếng thép nặng một kilogam trên đường rơi tự do trọng lượng của nó bằng không.
Thực ra ý kiến của hai người đều đúng cả. Cái khác nhau là người thứ nhất nói về "trọng lượng thực" của vật thể, nó do lực hút của trái đất quyết định, đúng là không thay đổi cho dù vật thể có chuyển động hay không, hoặc chuyển động như thế nào. Người thứ hai dùng cân lò xo cân được trọng lượng, nên gọi là "trọng lượng nhìn" (hay "trọng lượng biểu kiến"). Khi đứng yên "trọng lượng nhìn" của vật thể vừa bằng "trọng lượng thực" nhưng khi đang chuyển động thì "trọng lượng nhìn" của vật thể có thể lớn hơn, có thể nhỏ hơn, có thể bằng "trọng lượng thực", tùy tình hình chuyển động mà sau khác. Khi vật thể đang rơi tự do, "trọng lượng nhìn" của nó đúng bằng không.
Khi "trọng lượng nhìn" lớn hơn "trọng lượng thực" ta có tình trạng "siêu tải"; còn khi "trọng lượng nhìn" nhỏ hơn "trọng lượng thực" ta có tình trạng "dưới tải".
School@net

1 tấn gỗ và 1 tấn thép, cái nào nặng hơn?


1 tấn gỗ và 1 tấn thép, cái nào nặng hơn?
Nếu như có người trả lời: "1 tấn gỗ nặng hơn" thì câu trả lời đó thường khiến mọi người cười ầm lên. Thực ra, nói một cách nghiêm túc, câu trả lời đó là chính xác.
Bởi vì bình thường khi chúng ta nói 1 tấn thép là chỉ một đống thép cân trong không khí vừa đúng nặng 1 tấn. Giả dụ có một cái cân đĩa rất lớn, chúng ta lần lượt đặt đống thép và đống gỗ lên hai đĩa cân của nó thì kết quả cân được trong không khí của chúng là vừa bằng nhau.
Chúng ta cần hiểu rằng một vật thể không chỉ chịu tác dụng của lực đẩy trong chất lỏng mà trong chất khí nó cũng chịu tác dụng của lực đẩy. Vì thế trọng lượng thực của một vật phải là trọng lượng cân được của nó trong chân không, nếu không thế, trọng lượng của nó khi cân trong không khí và trong nước sẽ không bằng nhau. Tuy nhiên trọng lượng mà chúng ta nói lúc bình thường đều là cân được trong không khí. Ngay dù cân trong không khí cũng vẫn chịu tác dụng của lực đẩy của không khí nên đã mất đi một phần trọng lượng. Theo nguyên lý Acsimet, trọng lượng của vật thể mất đi trong không khí bằng trọng lượng không khí mà vật thể đó choán chỗ, hay bằng trọng lượng không khí có cùng thể tích với nó.
Trong không khí gỗ và thép rõ ràng là cũng mất đi một phần trọng lượng của chúng, muốn có trọng lượng thực của chúng thì phải cộng thêm phần trọng lượng mất đi. Vì vậy trong bài toán này trọng lượng thực của gỗ phải bằng 1 tấn cộng thêm trọng lượng không khí có thể tích tấn gỗ đó, và trọng lượng thực của thép phải bằng 1 tấn cộng thêm trọng lượng không khí có thể tích bằng thể tích tấn thép đó.
1 tấn thép có thể tích vào khoảng một phần tám mét khối, 1 tấn gỗ vào khoảng hai mét khối. ở nhiệt độ bình thường (200C) trọng lượng không khí mà chúng đã choán chỗ chênh lệch nhau khoảng 2,3 kilô. Vì thế trọng lượng thực của 1 tấn gỗ nặng hơn trọng lượng thực của một tấn thép vào khoảng 2,3 kilô.
School@net

Áp suất của đầu mũi kim máy hát lên đĩa hát so với áp suất bánh xe lửa lên đường ray, cái nào lớn hơn?

Khi nhìn thấy xe lửa đang chạy trên đường ray, có thể bạn sẽ nghĩ : áp suất của bánh xe mà đường ray phải chịu lớn thật! Nếu không phải thế thì vì sao khi xe lửa di qua, đường ray, tà vẹt đều bị bánh xe ép cho rung lên mà phát ra tiếng kêu cành cạch.
Rõ ràng là áp lực của bánh xe lửa rất lớn.
áp lực trên một đơn vị diện tích gọi là áp suất. Nếu như có người nói với bạn áp suất đầu mũi kim máy hát lên đĩa hát còn lớn hơn so với áp suất bánh xe lửa lên đường ray thì bạn có tin không?
Có thể bạn sẽ nói : trọng lượng đầu cần máy hát còn chưa tới 250 gam, nếu tính cả trọng lượng toàn bộ máy hát thì chẳng nặng bao nhiêu, đầu mũi kim máy hát làm sao có thể gây ra được áp suất lớn? Nếu như quả thực có một áp suất rất lớn ép lên đĩa hát thì vì sao đĩa hát lại không bị vỡ?
Diện tích của đầu mũi kim máy hát cực kỳ nhỏ. Trên một diện tích 1 centimet vuông có thể xếp được hàng vạn mũi kim. Giả sử mỗi mũi kim máy hát phải chịu trọng lượng của đầu cần máy hát là 100 gam, thì tổng áp lực mà hàng vạn mũi kim gây ra cho 1 cm2 sẽ bằng mấy tấn. áp suất đó tương đương với trọng lượng của mấy vạn tấn gạo trên 1 m2 diện tích, rõ ràng là lớn tới mức kinh ngạc.
Một toa xe lửa nặng 21 tấn nhưng nó thông qua 4 hoặc 8 bánh xe để ép vào đường ray. Diện tích tiếp xúc của bánh xe và đường ray tuy nhỏ nhưng so với diện tích của mũi kim thì lớn hơn rất nhiều. Tính ra thì thấy áp suất của mũi kim máy hát lên đĩa hát còn lớn hơn áp suất của bánh xe lửa lên đường ray.
Vì sao một áp suất lớn đến như vật ép lên đĩa hát mà nó không vỡ? Điều này có liên quan rất nhiều tới sức chịu lực của vật thể, mà điều then chốt chủ yếu là áp suất mà đĩa hát phải chịu là một loại áp suất tĩnh, cục bộ có tác dụng ổn định chứ không phải là lực xung kích nhưng đối với áp suất tĩnh nó có sức chịu đựng kinh người.

School@net

Vì sao phải đắp đê trên hẹp dưới rộng?

Nhưng con sóng mạnh cuồn cuộn ngày đêm không ngừng đập vào con đê, nhưng đê vẫn đứng vững.
Đúng vậy, sóng luôn dùng sức muốn đẩy vỡ con đê để nó tự do tràn đi khắp nơi. Áp lực ngang của nước sông tỷ lệ thuận với độ sâu của nước sông, như thế cũng có nghĩa là phần dưới của đê chịu áp lực của nước sông lớn hơn nhiều so với phần trên; do trọng lực của đê hướng xuống dưới theo phương thẳng đứng lên nó và lực đẩy ngang của sóng sinh ra một hợp lực theo hướng xiên. Nếu hợp lực vượt ra ngoài đáy đê, con đê có thể nghiêng đổ; đắp đê dưới rộng trên hẹp chính là để thích ứng với sự thay đổi của áp lực nước sông, tiết kiệm được vật liệu đồng thời làm cho hợp lực không thể vượt ra khỏi đáy đê, làm cho đê đứng vững chắc.
Ngoài ra đắp đê có độ nghiêng cũng có thể ngăn ngừa đất sụp lở. Đắp trên hẹp dưới rộng còn có một điểm hay là làm cho đơn vị diện tích đáy đê chịu trọng lượng tương đối nhỏ, giảm nhẹ sức chịu đựng của đê làm cho đê càng đứng vững hơn
School@net

Vì sao đi xe đạp trên đường lầy rất tốn sức?

Khi xe đạp đi qua một đoạn đường bùn ướt thì hình như hai bánh xe đạp không phải là tròn nữa, đi xe đạp rất tốn sức. Có phải là săm thủng không? Không phải. Có phải các viên bi trong ổ trục bị hỏng không? Cũng không phải.
Thế thì do duyên cớ gì?
Khi đi bộ trên tuyết dày hoặc bùn lầy chẳng phải bạn cảm thấy rất khó cất bước à? Đó là vì khi chân dẫm xuống đất trọng lượng toàn thân sẽ ép lên một diện tích lớn bằng gan bàn chân. Khi độ lớn của áp lực vượt quá giới hạn đàn hồi để khôi phục hình dáng vốn có của lớp tuyết hoặc lớp bùn thì chân sẽ sụt xuống lớp tuyết hoặc lớp bùn mềm mại ấy, như vậy khi bạn cất bước lần thứ hai không thể không đưa chân lên cao hơn lúc đi đường bằng phẳng vì thế sẽ cảm thấy tốn sức. Tình hình xe đạp đi trên đường lầy cũng như vậy, do độ lớn của áp lực xe đối với bùn vượt quá giới hạn đàn hồi của đất bùn, nên đất bị ép thành một rãnh sâu. Như vậy khi xe muốn tiến lên trước hết phải dùng sức để hai bánh xe đạp vượt lên khỏi rãnh, bánh xe bị chìm xuống càng sâu, lực ma sát càng lớn, lực cần thiết để vượt lên khỏi rãnh cũng càng lớn. Mặt khác muốn xe tiến lên phía trước thì đất bùn phải đẩy bánh xe sau bằng một lực tương đối lớn. Những lực này bằng lực tác dụng của bánh xe lên đất bùn, điều đó lại đòi hỏi người đi xe phải đạp một lực tương đối lớn lên bàn đạp, vì thế đạp xe đạp trên đất bùn tốn sức rất nhiều so với đi trên đường bằng phẳng.
School@net

Vì sao đường sắt chạy qua cầu, ở phía trong đường ray phải lắp thêm hai đường ray nữa?

Không biết bạn có nghiệm thấy như thế này không: một người ngồi trên xe đạp đi rất nhanh đột nhiên ngã xuống thì bị đau hơn nhiều so với khi đang đi bộ đột nhiên bị ngã. Đó là vì tích của khối lượng của thân người với tốc độ xe đạp - mà trong vật lý gọi là động lượng, lớn hơn mấy lần tích của khối lượng thân người với tốc độ đi bộ. Hãy tưởng tượng xem, xe lửa nặng như vậy, tốc độ nhanh như thế, nếu vạn nhất trật bánh thì lực phá hoại sẽ lớn biết bao! Đâm vào cây, cây đổ, đâm vào nhà, nhà tan, ngay khi đâm vào cầu làm bằng thép thì dù cho các cấu kiện của cầu vừa to vừa lớn cũng khó mà toàn vẹn.
Vì vậy khi thiết kế cầu cho đường sắt, ngoài việc bản thân nó phải rất vững chắc để bảo đảm xe lửa đi qua một cách an toàn, yên ổn ra, trên mặt cầu còn phải còn những trang bị bảo đảm cho đoàn tàu một khi xảy ra sự cố ở đầu cầu hoặc trên cầu. Loại trang bị an toàn này là: ở sát ngay trong đường ray lắp thêm một đường ray song song với nó và được gọi là ray giữa bánh xe. Tác dụng của đường ray giữ bánh xe là một khi xe lửa trật bánh ở đầu cầu hoặc trên cầu khi bánh xe bên trái sẽ bị ray giữ bánh xe bên trái ngăn lại làm cho bánh xe lọt vào giữa đường ray và ray giữ bánh xe chứ không tiếp tục di động theo hướng ngang. Cũng theo nguyên tắc như vậy khi bánh xe bên trái lọt ra phía ngoài đường ray thì do tác dụng của ray giữ bánh xe của đường ray bên phải nên xe lửa cũng không di động ngang. Bảo vệ xe lửa như vậy sẽ không làm cho nó trật bánh đâm hỏng cầu hoặc xảy ra sự cố đổ tàu.
Thế thì có phải tất cả các cầu của đường sắt đều có đặt ray giữ bánh xe không?
Không. Chỉ ở những cầu tương đối dài hoặc trên những cầu có thân cầu rất cao mới đặt ray giữ bánh xe.
School@net

Vì sao khi phanh ôtô nhất định phải phanh bánh sau?

Giả sử có người hỏi bạn khi phanh ôtô là phanh bánh trước hay bánh sau, thì có thể bạn không trả lời ngay được.
Xem xét tỉ mỉ quá trình phanh của ôtô sẽ phát hiện được rằng khi phanh ôtô, bao giờ cũng phanh bánh sau.
Nói chung động cơ ôtô truyền động cho bánh sau. Khi người lái mở máy, động cơ sẽ dẫn động bánh sau chuyển động, khi bánh sau lăn trên mặt đất, bánh trước mới theo đó mà chuyển động, rồi toàn bộ thân chiếc xe mới chạy về phía trước. Nhiệm vụ của bánh trước là giữ cho thân xe được thăng bằng và dẫn hướng ô tô tiến lên. Bánh trước nối liền với tay lái của người lái, người lái xoay tay lái sang phải, bánh trước sẽ chuyển theo hướng phải, tay lái xoay về phía trái, bánh trước sẽ chuyển sang hướng trái. Do chức trách của bánh trước và bánh sau ôtô không giống nhau nên tên gọi của chúng cũng không giống nhau: bánh trước gọi là bánh dẫn hướng, bánh sau gọi là bánh dẫn động.
Ô tô đang chạy với tốc độ cao một khi gặp tình huống khẩn cấp phải lập tức dừnglại nếu như phanh ôtô lắp ở bánh trước thì khi bánh trước đã ngừng không chuyển động, bánh sau vẫn còn chuyển động nó sẽ buộc thân xe lao về phía trước. Trong tình huống này, lực lao về phía trước không có cách gì làm cho thân xe di chuyển về phía trước được nên phần sau của thân xe sẽ nhảy lên, thậm chí toàn bộ thân xe có thể lấy bánh trước làm điểm tựa và lật về phía trước. Bạn xem, như vậy có nguy hiểm không?
Thế thì vì sao phanh bánh sau lại không làm cho ô tô bị lật đổ? Bởi vì lúc đó toàn bộ thân xe lấy bánh sau làm điểm tựa, do thân xe chịu sức cản của mặt đất, quán tính lao về phía trước muốn làm cho thân xe lật về phía trước cũng không nổi. Chính vì những nhà thiết kế ôtô ngay từ lúc đầu đã tính đến những vấn đề thực tế nảy sinh ra khi phanh xe nên mới để cho bánh sau làm bánh dẫn động.
Khi phanh các loại xe như xe ba bánh, xe đạp... nói chung cũng nên phanh bánh sau, vì nguyên tắc của chúng giống nhau.
School@net

Vì sao bánh trước của máy kéo lại nhỏ, bánh sau lại to?

Máy kéo có hai đôi bánh xe, xem ra khác nhau rất dữ: đằng sau là một đôi to kếch xù, đằng trước là một đôi bé tí.
Vì sao nói chung bánh trước và bánh sau của ôtô, xe đạp, ôtô điện đều lớn nhỏ bằng nhau mà chỉ có mỗi bánh xe của máy kéo phải làm thành hình dạng kỳ lạ cái trước nhỏ, cái sau lớn?
Làm như thế là có lý đấy. Chủ yếu là do sự phân công cho bánh trước và bánh sau không giống nhau, nhiệm vụ cũng khác nhau. Nơi làm việc của chúng là đồng ruộng, phần lớn lại đảm nhiệm các việc nặng nề vì thế không thể không có suy ngẫm đặc biệt về "thân hình" của chúng.
Bánh trước của máy kéo chủ yếu là dẫn hướng nên còn gọi là bánh dẫn hướng. Nếu như làm bánh trước vừa rộng, vừa lớn, người lái máy kéo khi chỉnh tay lái để chuyển động bánh trước, muốn khắc phục được sức cản mà bánh xe đang chịu ắt hẳn phải tốn nhiều sức, hơn nữa thao tác lại không nhanh tiện. Chất đất ở ruộng đồng thường tơi mềm và gồ ghề không bằng phẳng, nếu bánh trước vừa rộng vừa lớn sức cản của mặt đất đối với nó sẽ tăng lên, như vậy máy kéo sẽ phải tiêu hao động năng nhiều vô ích, rất là không kinh tế.
Thế thì vì sao phải làm bánh sau vừa rộng vừa lớn? Vấn đề là ở chỗ bánh sau của máy kéo là bánh truyền động. Cũng là nói động lực trực tiếp truyền đến bánh sau, cho nên trọng lượng mà nó chịu lớn hơn bánh trước rất nhiều. Vì thế yêu cầu đối với bánh sau không thể không đặc biệt một chút.
Khi máy kéo làm việc trên đồng ruộng nói chung bao giờ cũng kéo theo một máy nông nghiệp như máy gieo hạt, máy cấy, cày... Các máy này đều chế tạo bằng gang thép, sau khi chúng nối vào máy kéo trọng lượng của chúng có một phần chuyển sang thân máy kéo. Bản thân máy kéo cũng có trọng lượng, bây giờ lại thêm phụ tải từ bên ngoài nên trọng tâm của toàn bộ máy móc sẽ rơi vào bánh xe sau của máy kéo. Trong tình huống này, giả sử độ lớn của bánh sau và bánh trước bằng nhau thì trọng lượng trung bình mà bánh sau phải chịu sẽ lớn hơn bánh trước rất nhiều, bánh sau của máy kéo sẽ bị tụt xuống ruộng đất tơi mềm. Làm bánh xe sau rộng to, mặt tiếp xúc của nó với mặt đất sẽ lớn làm cho trọng lượng mà một đơn vị diện tích phải chịu trở nên nhỏ, như thế trọng lượng trung bình mà bánh trước và bánh sau của máy kéo phải chịu mới không chênh lệch quá lớn. Đương nhiên làm bánh sau vừa rộng vừa lớn thì sức cản mà nó phải chịu rõ ràng là cũng tăng lên, thế nhưng điều đó cần cho "chức trách" mà nó gánh vác. Chính vì vậy mà hiện nay các loại máy kéo bánh hơi nói chung đều có hình dạng kỳ quái: bánh trước nhỏ, bánh sau lớn.
School@net

Vì sao khi xe lửa đang chạy nhanh, người ta nhảy lên cao mà vẫn rơi đúng chỗ cũ?

Ảnh minh họa
Trên nền nhà ta nhảy lên cao, khi rơi xuống sẽ vẫn đúng vào chỗ cũ. Trên xe lửa đang ngừng chạy nhảy lên cao, sau khi rơi xuống vẫn đúng chỗ cũ trên tàu. Những điều này thì ai cũng đều có kinh nghiệm và ai cũng cho là sự thực hiển nhiên.
Trên một xe lửa đang chạy nhanh nếu như có một người nhảy lên cao khi rơi xuống liệu có đúng chỗ cũ như trên không?
Có thể có người sẽ nghĩ như thế này: xe lửa đang chạy, trong khoảng thời gian mà người ta đang ở trên không xe lửa đã chạy về phía trước được một khoảng cách, vị trí sau khi rơi sẽ phải ở phía sau vị trí cũ. Đồng thời còn có thể cho rằng xe lửa chạy càng nhanh khoảng cách sau khi rơi so với vị trí cũ sẽ càng lớn.
Nghĩ như vậy có đúng không? Chúng ta trả lời: không đúng. Nếu đúng thế thì có thể tưởng tượng một chuyện buồn cười: chỉ cần chúng ta ngồi lên một khí cầu bay lên cao, do trái đất tự quay nên có thể nhìn thấy mặt đất ở phía dưới đang tiến nhanh về phía trước, nếu từ Thượng Hải ngồi máy bay trực thăng đứng yên trên không trung 1,5 giờ thì khi họ xuống chẳng phải là đã tời thành phố Lát Sa của khu tự trị Tây Tạng ư? Rõ ràng đây là chuyện không thể có.
Thật ra khi trên xe lửa đang chạy có người nhảy lên cao thì sau khi rơi xuống vẫn ở đúng chỗ cũ trên toa xe, chứ không phải ở phía sau vị trí cũ. Vì sao lại như vậy?
Chuyển động của mọi vật đều tuân theo các định luật chuyển động. Định luật Niutơn thứ nhất nói rõ: "Khi vật không chịu tác dụng của ngoại lực thì trạng thái chuyển động của nó không thể thay đổi". Trên xe lửa đang chạy, cho dù mọi người đứng yên nhưng trên thực tế họ đang cùng xe lửa tiến lên trước. Khi họ nhảy lên cao họ vẫn giữ nguyên tốc độ như xe lửa, vì thế khi rơi xuống họ vẫn ở đúng chỗ cũ.
Nếu như bạn còn chưa tin cách trình bày trên, có thể lấy thêm ví dụ sau để thuyết minh: khi một chiếc ôtô đang chạy rất nhanh nếu đột ngột phanh ngay lại thì người ngồi trong xe sẽ chúi về phía trước còn nếu lúc đó có người nhảy lên cao thì họ sẽ rơi về phía trước xe. Những điều đó cho thấy rõ: một vật xem ra không chuyển động trên xe thì trong thực tế nó lại đang chuyển động theo xe, loại chuyển động trong trạng thái không chịu ngoại lực thì không thể thay đổi.
School@net

Vì sao khi ngồi xe đạp đi qua đoạn đường vòng phải nghiêng thanh người về phía đường vòng?

Nếu biết đi xe đạp, nhất định bạn biết rằng: khi xe đạp đang đi trên đường thẳng thì phải giữ cho xe đạp thẳng đứng; còn khi xe đạp phải vòng gấp thì không những phải thay đổi hướng của ghi đông mà người ngồi trên xe cũng phải nghiêng về phía đường vòng một cách thích đáng. Vì sao phải làm như vậy?
Để rõ vấn đề này ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ. Lấy một sợi dây nhỏ, một đầu dây buộc một quả cầu nhỏ, còn đầu kia nắm trong tay, sau đó quay nhanh sợi dây, quả cầu sẽ chuyển động tròn xoay quanh tay. Lúc đó ta sẽ cảm thấy bị sợi dây kéo. Nếu bạn đột ngột buông đầu dây nắm trong tay, quả cầu sẽ bay đi theo hướng đường tiếp tuyến với vòng tròn quay. Điều đó nói rõ: muốn cho quả cầu nhỏ không ngừng chuyển động tròn, nhất định phải nắm chặt đầu dây, cấp cho nó một lực kéo hướng vào tâm vòng tròn. Lực đó gọi là lực hướng tâm. Mặt khác một vật chuyển động tròn theo định luật thứ ba của Niutơn sẽ tác dụng một lực vào vật giữ nó gọi là lực ly tâm, lực này hướng từ tâm vòng tròn. Hai lực này có độ lớn bằng nhau, hướng ngược nhau, nhưng do tác dụng vào hai vật khác nhau (quả cầu, tay) nên không thể triệt tiêu nhau.
Đến đây có thể thấy rõ để cho vật chuyển động tròn cần phải tác dụng lên vật một lực hướng tâm. Khi đi xe đạp vòng quanh là đã làm cho xe đạp chuyển động tròn và phải cấp cho xe đạp một lực hướng tâm. Ai cấp lực hướng tâm ấy?
Điều đó chỉ có được nhờ người cưỡi xe đạp tự tạo ra điều kiện: đồng thời với việc thay đổi hướng xe người lái xe cũng nghiêng về phía đường vòng. Khi đi vòng người và xe đều nghiêng về phía đường vòng, tổng trọng lực của người và xe ngoài việc thông qua hướng nghiêng của bánh xe tác dụng vào mặt đất ra, còn vì việc nghiêng đó mà sinh ra một phân lực ngang. Phân lực này là lực hướng tâm phải có khi xe đi vòng. Nó chuyển một cách khéo léo chuyển động thẳng vốn có thành chuyển động tròn. Tốc độ xe càng lớn, đường vòng càng gấp thì bán kính chuyển động vòng càng nhỏ, và lực hướng tâm cần thiết cũng càng lớn, đó là lí do vì sao người ngồi xe đạp phải nghiêng người một cách rõ rệt vào phía đường vòng.
School@net

Vì sao bánh xe có lắp vòng bi khi chạy sẽ trở nên nhẹ nhàng?


Khi ngắm các công trình kiến trúc cổ hùng vĩ ta không khỏi tự hỏi: trước đây; lúc còn chưa có máy móc, người ta dùng biện pháp gì để vận chuyển những vật liệu xây dựng như đã, gỗ nặng nề đó?
Thì ra người xưa đã sử dụng những biện pháp mà bây giờ có lúc không thể thấy nữa: khi vận chuyển đồ vật, để dưới nó mấy đòn gỗ tròn thì khi đẩy lực sẽ nhẹ hơn rất nhiều.
Đó là vì khi vật trượt trên mặt đất ở chỗ nó tiếp xúc với mặt đất sẽ có một loại ma sát trượt, còn khi vật thể lăn trên mặt đất, sức cản là sức cản của ma sát lăn. Nói chung thì sức cản của ma sát lăn chỉ bằng 1/40 đến 1/60 ma sát trượt vì thế lăn vật tiết kiệm lực rất nhiều so với đẩy vật.
ở những chiếc xe không lắp vòng bi, ma sát giữa ổ đỡ vào đầu trục xe là ma sát trượt, sức cản tương đối lớn, loại ổ đỡ như vậy không những dễ bị mài hỏng mà xe cũng đi không được nhanh. Những bánh xe có lắp ổ bi khi xe chạy, trục bánh xe sẽ lăn trên vòng bi mà vòng bi thì lại lăn theo đường lăn của ổ đỡ ngoài như thế đã đem ma sát trượt biến thành ma sát lăn, sức cản giảm rất nhiều cho nên xe trở nên nhẹ nhàng đỡ tốn sức.
School@net

Sunday, August 12, 2012

Nhảy xuống từ một toa xe đang chạy, phải làm thế nào?


Nếu ta nhảy về đằng trước khi xe đang chạy, dĩ nhiên là không những không trừ được vận tốc mà ngược lại, làm tăng nó lên. Lập luận như vậy, ta sẽ suy ra rằng phải nhảy về phía sau. Bởi vì khi đó, vận tốc nhảy trừ vào vận tốc của xe, nên khi chạm đất, thân ta sẽ phải chịu lực ít hơn. Nhưng trên thực tế, nhảy như vậy lại rất nguy hiểm. Tại sao? 
Câu trả lời là, dù nhảy về đằng trước hay đằng sau, ta cũng đều có cơ bị ngã, vì khi chân chạm đất dừng lại rồi thì phần trên của thân người vẫn chuyển động. Vận tốc của chuyển động này khi nhảy về phía trước quả là có lớn hơn nhảy về phía sau, nhưng điều quan trọng ở đây là ngã về đằng trước ít nguy hiểm hơn hẳn ngã về đằng sau.
Khi ngã về phía trước, do chuyển động đã thành thói quen, ta thường bước chân lên phía trước (nếu xe chuyển động nhanh ta sẽ chạy theo vài bước), và nhờ thế mà không ngã. Chuyển động đó đã thành thói quen, vì cả đời ta đã thực hiện nó trong lúc đi (theo quan điểm cơ học, đi chẳng qua là một loạt các động tác ngã thân người về đằng trước và được đỡ lại nhờ việc bước chân lên phía trước). Còn khi ngã đằng sau, do không có chuyển động cứu nguy như vậy của chân, nên nguy hiểm hơn nhiều. Mặt khác, còn một điều quan trọng nữa là, dù bị ngã thì ngã về đằng trước, nhờ có tay chống, cũng đỡ nguy hiểm hơn ngã về đằng sau.
Tóm lại, nhảy ra khỏi xe về đằng trước ít nguy hiểm hơn là do cấu tạo cơ thể chúng ta chứ không phải do quán tính. Rõ ràng là đối với những vật vô tri thì quy luật đó không áp dụng được: Một cái chai ném ra khỏi xe về đằng trước dễ bị vỡ hơn khi ném về phía sau. Vì vậy, nếu phải nhảy khỏi toa xe vì một lý do nào đó, bạn nên ném đồ về phía sau, còn chính mình thì phải nhảy về phía trước.
Nếu có kinh nghiệm và bình tĩnh hơn, bạn hãy nhảy lùi: Nhảy về phía sau nhưng vẫn quay mặt về phía trước.

Vì sao cá sống dưới băng thường tụ tập đến các lỗ thủng?

Về mùa đông, nhiệt độ ở các nước hàn đới xuống rất thấp, thường dưới 0 độ C nên ao hồ sông ngòi đều bị phủ một lớp băng dày. Trong thời gian này, cá sống dưới đáy hồ rất thích bơi đến những lỗ thủng của lớp băng và liên tục sủi tăm. Vì sao vậy?

Chúng ta đều biết nước có thể hoà tan một phần ôxy trong không khí. Nói chung nước ở các ao hồ sông ngòi có thể tự cung cấp ôxy đủ để cá thở.

Khi nước mới đóng băng, lượng oxy hoà tan còn nhiều, cá dồn xuống đáy hồ sống ở tầng nước ấm áp, lúc này chúng hoạt động rất ít, quá trình thay đổi tế bào diễn ra chậm hẳn lại. Nhưng lớp băng mỗi ngày một dày, ôxy trong không khí rất khó hoà tan vào nước. Mặt khác, hàm lượng oxy trong nước giảm dần do bị các loài tiêu thụ và do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ ở đáy hồ. Đồng thời, hàm lượng carbonic trong nước tăng dần, nếu vượt quá giới hạn sẽ khiến cá không sống được.

Hiện tượng thiếu oxy xuất hiện trước tiên ở tầng nước sâu, và lan dần lên các tầng trên. Do khó thở ở tầng đáy hồ, cá phải ngoi lên cao. Nhưng lượng oxy ngày càng giảm khiến cá hô hấp rất khó khăn, bởi vậy chúng thường tập trung ở xung quanh những lỗ thủng của lớp băng để thở, thậm chí có con còn nhảy lên miệng hố.

Một nguyên nhân khác của hiện tượng này là vì cá rất thích ánh sáng. Tầng nước sâu ở dưới lớp băng thường tối mờ, trong khi ở dưới những lỗ thủng thường có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu xuống.

Để bổ sung ôxy cho hồ nuôi cá, ở các nước hàn đới, về mùa rét người ta phải đục thủng nhiều lỗ ở lớp băng trên hồ, nhờ thế đàn cá sẽ an toàn sống đến mùa xuân.

Voi và tê giác phần lớn sống ở vùng nhiệt đới, chốc chốc lại xuống nước ngâm mình, nhưng sau khi lên khỏi mặt nước, chúng thường phun lên cơ thể một thứ bùn nhão hoặc một lớp khá dày nước bùn loãng, kết quả là người bẩn vẫn hoàn bẩn.

Chúng có dại dột không nhỉ? Không. Kỳ thực, lớp bùn đó sẽ là "tấm màn" chống muỗi cho voi. Tuy da của voi và tê giác rất dày, nhưng ở giữa các nếp gấp của da lại có nhiều chỗ là da non mỏng mềm, không thể địch nổi vô số côn trùng hút máu như muỗi, ruồi càng cua, ruồi trâu. Lũ côn trùng này rất thích chui vào các nếp gấp của da động vật đẳng nhiệt cỡ lớn như voi và tê giác, ra sức cắn và châm chích, khiến những con vật to lớn đó vừa đau vừa ngứa.

Hơn nữa, động vật đẳng nhiệt sau khi tắm xong thì mạch máu dưới da nở ra rất to so với bình thường, rồi bốc mùi tanh hôi hấp dẫn côn trùng hút máu. Voi và tê giác cũng gặp phải tình trạng đó. Vì vậy, để tránh phiền toái, chúng bôi bùn nhão và nước bùn loãng để mong lấp kín những vết nhăn trên da, hình thành màng bảo vệ mình khỏi những kẻ không mời mà đến. Mặt khác, khi vừa lên khỏi mặt nước, da dẻ còn đang ướt, đắp ngay bùn lên da mới dễ dính

Vì sao buổi trưa nóng nực không nên tưới cây?

Mùa hè trời rất nóng, nhất là vào buổi trưa. Nhiệt độ trong đất cũng cao dần cho đến giữa ngày. Lúc này, nếu tưới nước thì đất đang nóng sẽ hạ nhiệt đột ngột, trong khi nhiệt độ không khí bên ngoài tương đối cao. Sự thay đổi giật cục này khiến hoa vốn non yếu sẽ chịu không nổi và chết.


Nước có tỷ nhiệt cao, gấp 4 lần so với tỷ nhiệt không khí. Nghĩa là khi hút và tỏa nhiệt, nhiệt độ của nước ít chênh lệch, do đó nó luôn thấp hơn nhiệt độ không khí (chỉ xét các nước nhiệt đới). Nếu tưới nước lúc đất đang nóng sẽ làm đất lạnh đi rất nhanh.

Vào buổi sáng sớm và chiều tối, vì nhiệt độ không khí tương đối thấp, nên sau khi tưới, nhiệt độ giữa đất và không khí chênh lệch ít, không gây nguy hiểm làm chết cây. Nếu trời râm mát thì tưới nước lúc nào cũng được.

Ngoài hoa, nói chung rau và một số loài cây thân thảo khác đều không nên tưới nước lạnh vào trưa hè. Có khi trong ngày hè nóng nực, buổi trưa bỗng đổ mưa rào, rau non bị chết ngạt hết cũng là vì lý do trên.

Vì sao ở đoạn đường sắt vòng, đường ray phía ngoài phải đặt cao hơn một chút so với đường ray phía trong?

Khi xe lửa chạy trên đoạn đường vòng nó thực hiện một chuyển động tròn và đương nhiên cũng phải có tác dụng của lực hướng tâm. Lực hướng tâm ấy từ đâu mà ra?
Rõ ràng là xe lửa không thể làm giống như người ngồi xe đạp khi đến chỗ vòng thì tự giác nghiêng vào phía trong. Nhưng nói chung là có cách. Có thể thông qua ray thép chịu trọng lượng của nó để cấp cho nó một lực hướng tâm.

Nói chung khoảng cách bên trong hai thanh ray lớn hơn khoảng cách má ngoài của hai bánh xe bên phải và bên trái của xe lửa một chút. Khi xe lửa đang chạy trên đoạn đường bằng phẳng thì giữa đường ray và mặt bên bánh xe không tiếp xúc sát nhau; lúc đó đường ray chỉ có lực đẩy lên trên đối với bánh xe (tức áp lực thẳng đứng) không có lực đẩy theo hướng ngang xác định (tức áp lực ngang). Nếu ở chỗ đường vòng hai thanh ray vẫn cao thấp bằng nhau thì khi xe lửa chạy qua, mặt bánh xe ngoài của nó sẽ ép chặt vào ray phía ngoài, còn mặt bánh xe trong sẽ cách ray phía trong khá rộng, lúc đó đường ray bên trong chỉ có tác dụng của áp lực thẳng đứng đối với bánh xe còn đường ray bên ngoài, ngoài tác dụng của áp lực thẳng đứng đối với bánh xe còn chịu tác dụng của áp lực ngang. áp lực ngang này chính là lực hướng tâm mà đường ray cấp cho xe lửa.
Loại áp lực ngang này có thể làm cho mặt bên bánh xe và mặt bên đường ray bị mài mòn mạnh.
Tốc độ xe lửa nhanh thì áp lực ngang cũng lớn. áp lực ngang quá lớn, ngoài việc làm cho mặt bên bánh xe và mặt bên đường ray bị mài mòn nghiệm trọng ra còn có khả năng đẩy đường ray bên ngoài di chuyển ngang về phía ngoài, gây nên sự cố trật ray, thậm chí có khi còn xảy ra nguy hiểm đổ xe.
Làm thế nào để loại trừ sự cố nguy hiểm mà lại vẫn cấp được lực hướng tâm mà xe lửa cần? Khi làm những đoạn đường chạy vòng nói chung công nhân đường sắt đã dùng biện pháp đặt cao ray bên ngoài một cách thích đáng để giải quyết vấn đề này. áp lực của đường ray nghiêng vào bánh xe lúc này, hướng vuông góc với mặt nghiêng củ đường vòng. áp lực này là do hai phân lực hợp thành, một phân lực theo hướng thẳng đứng lên trên đỡ trọng lượng xe lửa, một phân lực theo hướng ngang và hướng vào tâm đường vòng. Phân lực này chính là lực hướng tâm mà khi chạy qua đường vòng xe lửa cần tới. Một khi đã như vậy thì loại áp lực ngang gây ra sự cố hầu như không tồn tại nữa.
Thế nhưng đường ray ngoài nên đặt cao hơn đường ray trong bao nhiêu thì mới được coi là thích hợp? Điều này phải căn cứ vào bánh kính đường vòng và tốc độ xe lửa để tính toán. Một khi đã xác định độ cao chênh lệch giữa ray trong vào ray ngoài thì tốc độ xe lửa khi đi qua đường vòng phải có giới hạn nhất định. Tốc độ quá lớn hoặc quá nhỏ đều có thể làm cho đường ray chịu áp lực ngang. Nếu khi tốc độ xe lửa vượt tốc độ chạy qui định nhiều quá thì lực hướng tâm do chênh lệch độ cao giữa ray trong và ray ngoài không đủ để làm cho xe lửa từ chuyển động thẳng biến thành chuyển động tròn, xe lửa vẫn có nguy có bị trật bánh.
School@net

Kính thủy tinh tự làm sạch


Nếu bề mặt điện thoại di động của bạn được chế tạo bằng kính thủy tinh tự làm sạch, nó sẽ miễn nhiễm nước, bụi và vết bẩn.
Kính thủy tinh của MIT được tạo nên bởi những phần tử hình nón có kích cỡ nano. Loại kính thủy tinh chống bẩn là phát minh mới của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tại Mỹ, Livescience cho biết. Không chỉ ngăn chặn hiện tượng bám dính, nó còn loại trừ hiện tượng phản chiếu ánh sáng. Công thức chế tạo loại kính thủy tinh mới vẫn là một bí mật, song theo trang web của MIT, kính thủy tinh của họ được tạo nên bởi những phần tử hình nón có kích thước nano - nghĩa là đường kính của chúng nhỏ hơn từ 1.000 tới 100.000 lần đường kính của sợi tóc.
Bề mặt chống nước của nhiều vật thể trong tự nhiên - như lá sen - là nguồn cảm hứng để các nhà nghiên cứu của MIT chế tạo thủy tinh chống bám dính. Các tính toán của nhóm nghiên cứu cho thấy, thủy tinh của họ có thể ngăn chặn sự bám dính của sương, nước mưa, phấn hoa và thậm chí cả vết bẩn mà tay người để lại.
Sự ra đời của thủy tinh tự làm sạch là tin vui đối với những công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời. Hiện nay nhiều loại pin năng lượng mặt trời chỉ đạt hiệu suất 60%, nghĩa là chúng chỉ có thể biến 60% lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới thành điện. Bụi, những vết bẩn và hiện tượng phản xạ ánh sáng trên bề mặt tấm pin là thủ phạm khiến một phần ánh sáng mặt trời thất thoát. Nếu bề mặt tấm pin năng lượng mặt trời được chế tạo bằng thủy tinh của MIT, lượng ánh sáng mặt trời thất thoát sẽ giảm đáng kể.

Kính thủy tinh của MIT được tạo nên bởi những
phần tử hình nón có kích cỡ nano. (Ảnh: MIT)
Một số chuyên gia cho rằng, nếu chi phí sản xuất được hạ xuống mức đủ thấp, người ta có thể dùng kính thủy tinh chống bẩn và chống chói của MIT để chế tạo màn hình của máy ảnh, điện thoại di động, máy tính bảng và nhiều thiết bị khác.
Tham khảo: Livescience
Theo VNE, Livescience

Nhật phát minh thiết bị bán dẫn tiết kiệm điện năng


Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển loại thiết bị bán dẫn giúp giảm lượng điện tiêu thụ trong các con chip bán dẫn tới hơn 90%.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Hokkaido của Nhật Bản cho biết phát minh mới trên giúp kéo dài tuổi thọ của pin dùng trong các máy điện thoại thông minh và giảm hao phí điện năng trong các sản phẩm điện tử kỹ thuật số gia đình.

Ông Katsuhiro Tomioka thuộc nhóm nghiên cứu này cho biết sản phẩm mới này hao phí ít điện năng hơn so với giới hạn về mặt lý thuyết của các loại bán dẫn thông thường, và mọi thiết bị điện tử sử dụng sản phẩm này đều có thể bảo tồn điện năng, giúp giảm hao phí điện khi thiết bị ở chế độ chờ hoạt động.
Sau khi sắp xếp thành công mảnh kim loại siêu nhỏ có đường kính chỉ 80 nanômét với mật độ cao trên bề mặt một tấm silicon, các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra được một thiết bị bán dẫn nhờ ghép các đầu kim loại này thành một mạch điện, tạo ra hiệu ứng xuyên vách của điện tử, hiện tượng các điện tử cực âm đi qua các khớp nối giữa các mảnh kim loại và tấm silicon, nhờ đó thiết bị bán dẫn tiêu thụ ít điện năng hơn.
Do các thiết bị bán dẫn có thể được dùng để tạo ra các mạch điện lớn hơn kết nối với nhau nên các hãng công nghệ trên khắp thế giới đang đua nhau phát triển một loại thiết bị bán dẫn sử dụng hiệu ứng điện tử xuyên vách, và coi đó như một công nghệ thiết yếu để cho ra đời các loại vi mạch điện tử thế hệ tiếp theo.
Theo Vietnam+

HP nhận bằng sáng chế cho công nghệ màn hình xuyên thấu


Hãng HP vừa nhận được bằng sáng chế của Mỹ đối với công nghệ màn hình trong suốt, có thể nhìn xuyên qua.
Màn hình này cho phép người sử dụng nhìn được cả mọi thứ trên màn hình lẫn những đồ vật đằng sau nó.

Bằng sáng chế về công nghệ màn hình trong suốt được cấp cho HP.
Màn hình này có thể ứng dụng để hiển thị dữ liệu trên kính chắn gió của xe hoặc hiển thị quảng cáo trên cửa sổ.
Hồ sơ xin cấp bằng sáng chế được soạn từ năm 2006 và được mô tả là sử dụng màn hình phản sáng để hiển thị hình ảnh do máy tính cung cấp, trong khi vẫn cho phép ánh sáng chiếu xuyên qua.
HP thừa nhận công nghệ nhìn xuyên thấu sử dụng nhiều tấm gương tráng bạc đã được sử dụng trên các máy phóng đại chữ của các đài truyền hình để giúp phát thanh viên nhìn thấy đoạn văn bản do các thấu kính camera cung cấp.
Những hệ thống này hiển thị tốt các đoạn văn bản hoặc hình ảnh màu sáng, nhưng lại khó hiển thị hình ảnh màu xám tối hoặc màu đậm.
HP nói rằng công nghệ của họ có thể khắc phục nhược điểm này. Ngoài ra, màn hình sau còn có thể hiện thị hình ảnh khác với màn hình trước khi cần bảo đảm bí mật.
Được biết Samsung cũng đang tạo ra kỹ thuật tương tự.
Theo Đất Việt, BBC

10 phát minh nổi tiếng của Trung Hoa cổ đại


Thuốc súng, la bàn, xe cút kít, rượu... là những phát minh nổi tiếng của Trung Quốc cổ đại, hãy cùng khám phá những phát minh đó qua bài viết dưới đây.

10. Thuốc súng

Có lẽ đây là phát minh nổi tiếng nhất của Trung Hoa cổ đại. Vào khoảng thế kỷ thứ VI, các nhà Giả Kim thuật (còn gọi là nhà Luyện đan, kiêm đạo sĩ, chiêm tinh, chuyên tìm tòi, pha chế các dược liệu, hoá chất… mong tìm ra phương thuốc “Trường sinh bất tử” dâng lên Hoàng đế), trong khi mày mò, vô tình tạo ra thuốc nổ từ diêm tiêu và lưu huỳnh. Thuốc súng đầu tiên được tạo ra từ hỗn hợp của nitrat kali, than và lưu huỳnh. Nó được miêu tả lần đầu tiên vào năm 1044 trong bộ sưu tập kỹ thuật quân sự biên soạn bởi Zeng Goliang. Tuy vậy ở thời điểm đó, thuốc nổ chỉ được ứng dụng làm pháo đốt, pháo bông phục vụ cho lễ hội vui chơi ở cung đình và được sản xuất từ các công xưởng thuộc triều đình.

9. La bàn


La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chớ không dùng chữ chỉ Bắc. Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. (Lúc đó người ta đã biết đồng là kim loại không có ảnh hưởng trên từ trường, và do đó, không làm lệch hướng của kim nam châm). Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh) cáng muỗng chỉ hướng Nam. Trung quốc cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong ngành hàng hải.

8. Giấy

Giấy
Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các hang động hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ các văn kiện. Kể từ khi người Trung Quốc phát minh ra giấy vào năm 105, giấy đã bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và mãi cho đến năm 750 kỹ thuật sản xuất giấy mới lan truyền đến Samarkand qua các tù binh người Trung Quốc trong một cuộc tranh chấp biên giới. Giấy được mang đến châu Âu từ thế kỷ thứ 12 qua các giao lưu văn hóa giữa phương Tây Thiên Chúa giáo và phương Đông Ả Rập cũng như qua nước Tây Ban Nha thời kỳ Hồi giáo.

7. Mì Ống

Mì ống
Có lẽ bạn sẽ cho rằng mì ống phải do người Ý nghĩ ra nhưng không, sự thực là người Trung Hoa cổ đại đã sáng tạo ra món ăn này từ 4000 năm trước. Vào năm 2006, các nhà khảo cổ học đã khai quật được một khu dân cư ở tỉnh Thanh Hải và đã phát hiện ra một bát mì sợi bị chôn vùi dưới đất 10 feet.

Món mì đầu tiên được chế biến từ hạt kê - được trồng tại Trung Quốc trong khoảng 7000 năm.

 

 

6. Xe cút kít

Xe cút kít
Một vị tướng thời Hán - Jugo Liang được cho là người đầu tiên xây dựng nên ý tưởng chiếc xe với một bánh dùng để chuyên chở đồ đạc. Chiếc xe cút kít đầu tiên có thiết kế đơn giản chỉ gồm các mảnh gỗ ghép lại với nhau. Ban đầu, phương tiện này phục vụ cho các mục đích quân sự như chuyên chở vũ khí, lương thực cũng như làm rào chắn di động. Người Trung Quốc đã giữ kín phát minh này trong nhiều thế kỉ.

 

5. Máy ghi địa chấn

Máy ghi địa chấn
Có thể khẳng định rằng chiếc máy ghi lại địa chấn đầu tiên đã được Chang Heng phát minh ra vào thời kỳ nhà Hán - thế kỷ thứ 2. Mặc dù chiếc máy không dự đoán chính xác được thời điểm xảy ra địa chấn nhưng nó thực sự là một tác phẩm tuyệt đẹp với chín con rồng bao quanh thân chúc đầu xuống và 9 con ếch ngồi phía dưới. Bên trong, một con lắc được treo bất động cho đến khi xảy ra địa chấn. Khi có tác động xảy ra, con lắc sẽ kích hoạt các đòn bẩy và một quả bóng sẽ thoát ra từ miệng rồng rơi vào miệng con ếch ở phía dưới.

 

4. Rượu

Rượu
Khoảng đầu thế kỷ 3 trước công nguyên, người Trung Quốc đã tìm ra cách để xử lý các sản phẩm như giấm và nước tương bằng việc sử dụng công nghệ lên men và chưng cất. Qua đó, họ đã sáng chế ra rượu bằng phương pháp này. Các khám phá khảo cổ gần đây tại Hà Nam cũng cho thấy nhiều bằng chứng về rượu của người Trung Quốc.

 

 

 

3. Diều

Diều
Vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên, Gongshu Ban và Mo Di - một nhà nghệ thuật và một nhà triết học - đã sáng tạo ra chiếc diều thô sơ đầu tiên. Trải qua thời gian, người Trung Hoa đã sáng tạo và biến nó trở thành một phương tiện giải trí. Ngoài ra, diều cũng được sử dụng cho mục đích quân sự.

 

 

 

2. Tàu lượn

Tàu lượn
Như đã nói phía trên, diều được phát minh vào thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và đến thế kỷ thứ 6, người Trung Hoa đã phát triển và tạo nên những con diều đủ lớn để có thể mang người. Hoàng đế Trung Hoa đã sử dụng những con diều này như là một “hình phạt” cũng như một thú vui khi bắt các phạm nhân bay trên đó.

 

 

1. Lụa

Lụa
Nghề dệt lụa xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc có thể từ rất sớm khoảng năm 6000 trước công nguyên. Ban đầu, chỉ có vua mới được dùng hoặc ban tặng cho người khác; tuy nhiên sau đó thì lụa dần dần được các tầng lớp xã hội ở Trung Quốc dùng rồi lan ra đến các vùng khác của châu Á. Lụa nhanh chóng trở thành một thứ hàng cao cấp ở những nơi mà thương nhân người Hoa đặt chân tới, bởi nó bền và có vẻ đẹp óng ánh. Nhu cầu về lụa thì nhiều và nó trở thành một ngành thương nghiệp xuyên quốc gia. Tháng 7 năm 2007, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những mẫu vải lụa được dệt và nhuộm một cách tinh xảo trong một ngôi mộ ở tỉnh Giang Tây có từ đời nhà Đông Chu (Eastern Zhou Dynasty), cách đây khoảng 2500 năm.
Bằng chứng đầu tiên về việc mua bán tơ lụa là việc phát hiện sợi tơ trong tóc của một xác ướp Ai Cập. Lụa đã được đưa tới tiểu lục địa Ấn Độ, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi thông qua con đường tơ lụa nổi tiếng.
Các vị vua Trung Hoa đã cố gắng giữ bí mật nghề nuôi tằm nhằm giữ thế độc quyền của người Trung Hoa. Tuy nhiên người Triều Tiên đã học được nghề này vào khoảng năm 200 T.C.N, sau đó là người Khotan cổ vào khoảng nửa đầu thế kỷ 1 C.N. và người Ấn Độ khoảng năm 300 C.N.

khoahoc.com.vn

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes