Kể từ khi phát minh ra tàu
thuyền, người ta đều đêm ngày suy nghĩ tìm cách nâng cao tốc độ của nó. Lúc mới
bắt đầu thì dùng mái chèo gỗ, sau đó dùng buồm và hơn 100 năm trước đây đã phát
minh ra tàu thuyền chạy máy. Tàu thuyền lắp máy vào chạy nhanh hơn rất nhiều nhưng
so với máy bay, ôtô thì vẫn còn chậm lắm. Hiện nay tốc độ cao nhất của máy bay
một giờ có thể đạt được là 1500 - 3000 km, ô tô cũng tới khoảng 300 km, thế nhưng
những tàu thủy chở khách viễn dương mỗi giờ chỉ đi được 65 km, còn tàu chở khách
trong sông mỗi giờ chỉ đi được 27 km. Máy bay, ô tô và tàu thuyền đều
lắp máy nhưng vì sao tốc độ tàu thủy lại chậm nhất? Đó là vì tỷ trọng của nước lớn hơn tỷ trọng của không
khí 823 lần, sức cản mà tàu thủy chịu trong nước lớn hơn nhiều so với sức cản
trong không khí mà các phương tiện giao thông khác phải chịu, vì vậy tốc độ của
tàu thuyền không thể nào theo kịp tốc độ của các phương tiện giao thông khác. Máy bay bay trên trời ngoài
không khí ra chẳng có một vật nào cản trở, ô tô chạy trên mặt đất ngoài sức cản
của không khí còn có lực ma sát của mặt đất cản trở nó cho nên chạy chậm hơn, còn
tàu thủy đi trong nước, sức cản của nước vô cùng lớn, giống như người đi trên bãi
cỏ rậm mọc dài đến đầu gối không thể đi nhanh được. Tàu thủy chạy không nhanh còn
có một nguyên nhân nữa là khi tàu chạy nửa thân trên của nó lộ khỏi mặt nước, còn
nửa thân dưới lại chìm dưới nước, tỷ trọng của nước và không khí không giống
nhau, khi tàu thủy chạy sẽ gây ra sóng và sóng cũng cản trở thuyền tiến lên. Loại
sức cản này gọi là "sức cản do sóng", tàu chạy càng nhanh thì sức cản
do sóng càng lớn. Vì thế, muốn nâng cao tốc độ của tàu thủy, chỉ đơn thuần dựa
vào việc nâng cao công suất động cơ là không ổn, điều quan trọng là phải bắt
tay từ chỗ giảm sức cản tàu. Posted in: Câu hỏi vì sao,Vật lýEmail ThisBlogThis!Share to XShare to Facebook
0 comments:
Post a Comment