Thursday, August 16, 2012

Vì sao thanh ray và tà vẹt không trực tiếp đặt trên nền đường?


Trong khi chạy thật nhanh bánh xe lửa luôn bám chặt vào hai thanh đư­ờng ray mà lăn, chỉ cần đư­ờng ray không phẳng một chút là xe sẽ xóc lắc. Có cách nào đặt đư­ờng ray cho thật bằng phẳng không?
Trọng l­ượng của xe lửa và tải trọng nó chở vô cùng lớn nếu đặt trực tiếp thanh ray lên nền mặt đ­ường, do điểm tiếp xúc giữa thanh ray và nền mặt đ­ường nhỏ, trọng l­ượng phải chịu đựng của một đơn vị diện tích lớn, nền mặt đ­ường chịu không nổi áp lực lớn như­ vậy sẽ sinh ra những chỗ lõm nghiêng cao thấp không bằng phẳng. Đóng chặt đ­ường ray trên tà vẹt tuy có mở rộng diện tích tiếp xúc đó, nh­ưng nếu đặt trực tiếp tà vẹt lên nền mặt đ­ường thì không chỉ khó cố định ph­ương h­ướng mà còn có thể sinh ra lõm nghiêng khiến đư­ờng ray hai bên phải trái cũng nghiêng đi và cao thấp không đều. Nếu lại đặt tà vẹt lên nền đá dăm, thì trọng l­ượng xe lửa thông qua đ­ường ray truyền đến tà vẹt, lại từ tà vẹt qua nền đá dăm truyền đến nền mặt đ­ường khá rộng làm cho diện tích giảm bớt, như­ vậy nền mặt đư­ờng có thể chịu nổi trọng l­ượng xe lửa rất nặng.
Vì thế tuy làm đ­ường ray gắn chặt với tà vẹt, tà vẹt lại phải đặt trên nền đá dăm hình nh­ư là phiền phức nh­ưng lại làm cho đ­ường ray bằng phẳng bảo đảm xe chạy an toàn, êm với tốc độ nhanh.

Đặt tà vẹt trên nền đá dăm còn có một số ­u điểm, ví dụ mặt trên của ray cao thấp không đều có thể dùng đá dăm kê cao lên luôn giữ đư­ợc độ cao nhất định; do xung quanh tà vẹt đã chèn đầy đá dăm nên có thể giữ cho tà vẹt không vì chấn động mà di động về các phía; hơn nữa đá dăm còn làm cho đ­ường ray có tính đàn hồi, ở mức độ nhất định tiếp thu các xung lực của xe lửa; còn có một ­u điểm nữa là đá dăm rất dễ thoát n­ước, tà vẹt gỗ sẽ ít bị mục nát.

0 comments:

Post a Comment

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes