Không biết bạn có nghiệm thấy như thế này không: một
người ngồi trên xe đạp đi rất nhanh đột nhiên ngã xuống thì bị đau hơn
nhiều so với khi đang đi bộ đột nhiên bị ngã. Đó là vì tích của khối
lượng của thân người với tốc độ xe đạp - mà trong vật lý gọi là động
lượng, lớn hơn mấy lần tích của khối lượng thân người với tốc độ đi bộ.
Hãy tưởng tượng xem, xe lửa nặng như vậy, tốc độ nhanh như thế, nếu vạn
nhất trật bánh thì lực phá hoại sẽ lớn biết bao! Đâm vào cây, cây đổ,
đâm vào nhà, nhà tan, ngay khi đâm vào cầu làm bằng thép thì dù cho các
cấu kiện của cầu vừa to vừa lớn cũng khó mà toàn vẹn.
Vì vậy
khi thiết kế cầu cho đường sắt, ngoài việc bản thân nó phải rất vững
chắc để bảo đảm xe lửa đi qua một cách an toàn, yên ổn ra, trên mặt cầu
còn phải còn những trang bị bảo đảm cho đoàn tàu một khi xảy ra sự cố ở
đầu cầu hoặc trên cầu. Loại trang bị an toàn này là: ở sát ngay trong
đường ray lắp thêm một đường ray song song với nó và được gọi là ray
giữa bánh xe. Tác dụng của đường ray giữ bánh xe là một khi xe lửa trật
bánh ở đầu cầu hoặc trên cầu khi bánh xe bên trái sẽ bị ray giữ bánh xe
bên trái ngăn lại làm cho bánh xe lọt vào giữa đường ray và ray giữ bánh
xe chứ không tiếp tục di động theo hướng ngang. Cũng theo nguyên tắc
như vậy khi bánh xe bên trái lọt ra phía ngoài đường ray thì do tác dụng
của ray giữ bánh xe của đường ray bên phải nên xe lửa cũng không di
động ngang. Bảo vệ xe lửa như vậy sẽ không làm cho nó trật bánh đâm hỏng
cầu hoặc xảy ra sự cố đổ tàu.
Thế thì có phải tất cả các cầu của đường sắt đều có đặt ray giữ bánh xe không?
Không. Chỉ ở những cầu tương đối dài hoặc trên những cầu có thân cầu rất cao mới đặt ray giữ bánh xe.
School@net
0 comments:
Post a Comment