Nhưng con sóng mạnh cuồn cuộn ngày đêm không ngừng đập vào con đê, nhưng đê vẫn đứng vững.
Đúng
vậy, sóng luôn dùng sức muốn đẩy vỡ con đê để nó tự do tràn đi khắp
nơi. Áp lực ngang của nước sông tỷ lệ thuận với độ sâu của nước sông,
như thế cũng có nghĩa là phần dưới của đê chịu áp lực của nước sông lớn
hơn nhiều so với phần trên; do trọng lực của đê hướng xuống dưới theo
phương thẳng đứng lên nó và lực đẩy ngang của sóng sinh ra một hợp lực
theo hướng xiên. Nếu hợp lực vượt ra ngoài đáy đê, con đê có thể nghiêng
đổ; đắp đê dưới rộng trên hẹp chính là để thích ứng với sự thay đổi của
áp lực nước sông, tiết kiệm được vật liệu đồng thời làm cho hợp lực
không thể vượt ra khỏi đáy đê, làm cho đê đứng vững chắc.
Ngoài ra
đắp đê có độ nghiêng cũng có thể ngăn ngừa đất sụp lở. Đắp trên hẹp
dưới rộng còn có một điểm hay là làm cho đơn vị diện tích đáy đê chịu
trọng lượng tương đối nhỏ, giảm nhẹ sức chịu đựng của đê làm cho đê càng
đứng vững hơn
School@net
0 comments:
Post a Comment