Khi nhìn thấy xe lửa đang chạy trên đường ray, có thể
bạn sẽ nghĩ : áp suất của bánh xe mà đường ray phải chịu lớn thật! Nếu
không phải thế thì vì sao khi xe lửa di qua, đường ray, tà vẹt đều bị
bánh xe ép cho rung lên mà phát ra tiếng kêu cành cạch.
Rõ ràng là áp lực của bánh xe lửa rất lớn.
áp
lực trên một đơn vị diện tích gọi là áp suất. Nếu như có người nói với
bạn áp suất đầu mũi kim máy hát lên đĩa hát còn lớn hơn so với áp suất
bánh xe lửa lên đường ray thì bạn có tin không?
Có
thể bạn sẽ nói : trọng lượng đầu cần máy hát còn chưa tới 250 gam, nếu
tính cả trọng lượng toàn bộ máy hát thì chẳng nặng bao nhiêu, đầu mũi
kim máy hát làm sao có thể gây ra được áp suất lớn? Nếu như quả thực có
một áp suất rất lớn ép lên đĩa hát thì vì sao đĩa hát lại không bị vỡ?
Diện
tích của đầu mũi kim máy hát cực kỳ nhỏ. Trên một diện tích 1 centimet
vuông có thể xếp được hàng vạn mũi kim. Giả sử mỗi mũi kim máy hát phải
chịu trọng lượng của đầu cần máy hát là 100 gam, thì tổng áp lực mà hàng
vạn mũi kim gây ra cho 1 cm2 sẽ bằng mấy tấn. áp suất đó tương đương
với trọng lượng của mấy vạn tấn gạo trên 1 m2 diện tích, rõ ràng là lớn
tới mức kinh ngạc.
Một toa xe lửa nặng 21 tấn
nhưng nó thông qua 4 hoặc 8 bánh xe để ép vào đường ray. Diện tích tiếp
xúc của bánh xe và đường ray tuy nhỏ nhưng so với diện tích của mũi kim
thì lớn hơn rất nhiều. Tính ra thì thấy áp suất của mũi kim máy hát lên
đĩa hát còn lớn hơn áp suất của bánh xe lửa lên đường ray.
Vì
sao một áp suất lớn đến như vật ép lên đĩa hát mà nó không vỡ? Điều này
có liên quan rất nhiều tới sức chịu lực của vật thể, mà điều then chốt
chủ yếu là áp suất mà đĩa hát phải chịu là một loại áp suất tĩnh, cục bộ
có tác dụng ổn định chứ không phải là lực xung kích nhưng đối với áp
suất tĩnh nó có sức chịu đựng kinh người.
School@net
0 comments:
Post a Comment