Để rõ
vấn đề này ta hãy làm một thí nghiệm nhỏ. Lấy một sợi dây nhỏ, một đầu
dây buộc một quả cầu nhỏ, còn đầu kia nắm trong tay, sau đó quay nhanh
sợi dây, quả cầu sẽ chuyển động tròn xoay quanh tay. Lúc đó ta sẽ cảm
thấy bị sợi dây kéo. Nếu bạn đột ngột buông đầu dây nắm trong tay, quả
cầu sẽ bay đi theo hướng đường tiếp tuyến với vòng tròn quay. Điều đó
nói rõ: muốn cho quả cầu nhỏ không ngừng chuyển động tròn, nhất định
phải nắm chặt đầu dây, cấp cho nó một lực kéo hướng vào tâm vòng tròn.
Lực đó gọi là lực hướng tâm. Mặt khác một vật chuyển động tròn theo định
luật thứ ba của Niutơn sẽ tác dụng một lực vào vật giữ nó gọi là lực ly
tâm, lực này hướng từ tâm vòng tròn. Hai lực này có độ lớn bằng nhau,
hướng ngược nhau, nhưng do tác dụng vào hai vật khác nhau (quả cầu, tay)
nên không thể triệt tiêu nhau.
Đến đây có thể
thấy rõ để cho vật chuyển động tròn cần phải tác dụng lên vật một lực
hướng tâm. Khi đi xe đạp vòng quanh là đã làm cho xe đạp chuyển động
tròn và phải cấp cho xe đạp một lực hướng tâm. Ai cấp lực hướng tâm ấy?
Điều
đó chỉ có được nhờ người cưỡi xe đạp tự tạo ra điều kiện: đồng thời với
việc thay đổi hướng xe người lái xe cũng nghiêng về phía đường vòng.
Khi đi vòng người và xe đều nghiêng về phía đường vòng, tổng trọng lực
của người và xe ngoài việc thông qua hướng nghiêng của bánh xe tác dụng
vào mặt đất ra, còn vì việc nghiêng đó mà sinh ra một phân lực ngang.
Phân lực này là lực hướng tâm phải có khi xe đi vòng. Nó chuyển một cách
khéo léo chuyển động thẳng vốn có thành chuyển động tròn. Tốc độ xe
càng lớn, đường vòng càng gấp thì bán kính chuyển động vòng càng nhỏ, và
lực hướng tâm cần thiết cũng càng lớn, đó là lí do vì sao người ngồi xe
đạp phải nghiêng người một cách rõ rệt vào phía đường vòng.
School@net
0 comments:
Post a Comment